(Phunuhiendai.vn) – Chuỗi hội thảo nâng cao chuyên môn cho cộng đồng giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam Teacher Talks do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại hai cơ sở của trường tại Hà Nội và Đà Nẵng vào cuối tuần qua. Hội thảo tiếp theo tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày 6/4/2019 với chủ đề Tăng cường sự tham gia của học sinh trong lớp học tiếng Anh.

Sự kiện đã thu hút khoảng 150 giáo viên tiếng Anh tại các trường THCS-THPT, CĐ-ĐH và trung tâm anh ngữ tại Hà Nội và Đà Nẵng.

Ông Jake Heinrich, Trưởng khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh RMIT Việt Nam cho biết Teacher Talks 2019 đem đến những ý tưởng và hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh trong lớp học.

Việt Nam Teacher Talks do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

“Tại RMIT, chúng tôi tin rằng học sinh chủ động tham gia vào bài giảng là vô cùng quan trọng trong việc học ngoại ngữ, do đó giảng viên luôn nỗ lực để tạo nên những trải nghiệm học tập đáng nhớ và phong phú cho học sinh. Chúng tôi hy vọng những bài giảng sẽ đủ ý nghĩa với học sinh khi các em rời lớp học và bước vào quá trình làm việc độc lập.” ông Jake cho biết thêm.

Giáo viên tiếng Anh RMIT Việt Nam, Ông Edward Brown trình bày những kiến thức chuyên sâu về quá trình xử lý thông tin từ Trên xuống và ngược lại khi nghe và đọc Tiếng Anh. Theo ông, trong quá trình nghe và đọc, học sinh sẽ theo bản năng tập hợp các kiến thức tổng quát về chủ đề và từ vựng liên quan đến bối cảnh trước và đây được gọi là quá trình xử lý thông tin từ trên xuống. Tuy nhiên, trong trường hợp bối cảnh ít quen thuộc hơn, các em sẽ tập trung vào những chi tiết cụ thể nhằm tìm cách để giải mã những gì đang nghe. Đây được gọi là quá trình xử lý thông tin từ dưới lên.

Chị Nguyễn Thu Hà, Chuyên viên Hỗ trợ Học tập điện tử RMIT Việt Nam chia sẻ về chủ đề Sử dụng công nghệ một cách có hệ thống và hiệu quả trong việc giảng dạy. Chị Hà cho rằng ngày nay các giáo viên cần có một cách tiếp cận chiến lược để tích hợp công nghệ vào giảng dạy. Tại hội thảo, các giáo viên đã khám phá SAMR (Substitution, Augmentation, Modification and Redefinition) – mô hình tích hợp công nghệ để đánh giá và áp dụng công nghệ tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy, giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh và tạo ra những trải nghiệm học tập ý nghĩa hơn.

Tại cơ sở RMIT Đà Nẵng, hội thảo cũng diễn ra rất sôi nổi và tích cực. Giáo viên tiếng Anh Phillip Morris trình bày về chủ đề Thực hành kỹ năng nghe để dạy phát âm trong tiếng Anh; giảng viên Richard Murphy tập trung vào “Ba lý do để đọc và nghệ thuật đọc siêu tốc”; và giảng viên Michael Owens chia sẻ về Khuyến khích học sinh tuổi teen luyện kỹ năng viết theo nhóm.

Tại hội thảo, thầy Philip Morris chia sẻ: Sự khác biệt về phát âm phân đoạn giữa tiếng Việt và tiếng Anh có xu hướng được các giáo viên EFL trong nước chú ý, âm thanh ngữ âm tập trung ngay từ ngày đầu. Nhưng, nhược điểm thường thấy là giáo viên thiếu thời gian dạy các siêu âm. Vì vậy, Hội thảo sẽ tập trung vào cách giáo viên có thể thu hút học sinh chú ý đến các tính năng phát âm này trong lớp và áp dụng vào việc thực hành. Đây là kỹ năng khó với thời gian học hạn chế, những cách đơn giản để học sinh cải thiện việc phát âm bên ngoài lớp học rất cần thiết.

Teacher Talks là chuỗi sự kiện tiếp nối thành công của TESOL Talks – chuỗi các buổi chia sẻ cách phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do giảng viên tiếng Anh RMIT Việt Nam cùng một số đối tác thành lập năm 2014.

Tổng hợp

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media
Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc