Lúc này, có lẽ bạn đang vô cùng phấn khích. Rốt cuộc, bạn vừa được lời mời làm việc cho vị trí mà bạn hằng mong đợi.

Nhưng đừng vội vàng chấp nhận. Hãy thực hiện những bước sau để hiểu tất cả các chi tiết về vị trí mới này.

Đề nghị được nhận lời mời làm việc qua email

Rất có thể bạn đã nhận được lời đề nghị khi tìm việc làm mới ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… qua một cuộc điện thoại. Nếu vậy thì bạn nên đề nghị nhà tuyển dụng gửi thư mời bằng văn bản. Điều này không chỉ làm cho lời đề nghị trở nên chính thức hơn mà còn giúp bạn xem xét các thông tin kỹ hơn. Bạn cần biết chính xác những gì nhà tuyển dụng cung cấp trước khi chấp nhận lời đề nghị. Một lời đề nghị bằng văn bản cũng cho bạn cơ sở để đảm bảo rằng sau này nhà tuyển dụng vẫn cam kết với những gì họ đã hứa.

Bày tỏ lòng biết ơn và yêu cầu thời gian để xem xét lời đề nghị

Hãy lịch sự, thể hiện lòng biết ơn và thể hiện sự phấn khích, nhưng đừng cảm thấy như bạn cần phải đồng ý hay không vào thời điểm đó.

Bạn không bao giờ nên chấp nhận một lời đề nghị ngay lập tức mà nên xem xét lời đề nghị, suy nghĩ chi tiết và thực hiện một số nghiên cứu để đảm bảo rằng họ cảm thấy hài lòng về lời đề nghị đó.

Nếu nhà tuyển dụng không đặt ra thời hạn trả lời, hãy đưa ra khoảng thời gian bạn sẽ trả lời. Việc dành một đến ba ngày trước khi đưa ra quyết định sẽ giúp bạn có cơ hội tự kiểm tra xem liệu đây có phải là công việc phù hợp với mình hay không.

Lên danh sách các câu hỏi về vai trò

Khi bạn cân nhắc lời đề nghị, sẽ có nhiều câu hỏi mới có thể xuất hiện mà bạn không hỏi trong giai đoạn đầu của quá trình phỏng vấn. Đó là một phần bình thường của việc đưa ra một quyết định lớn và các nhà tuyển dụng hiểu rằng có thể có một số câu hỏi còn sót lại cần giải quyết. Thế nên, đừng ngần ngại hỏi họ về các vấn đề như Ngày bắt đầu làm việc là ngày nào? Trách nhiệm trước mắt của vai trò này là gì? Bạn sẽ báo cáo cho ai? Có bao nhiêu người trong nhóm? Hoặc Bao lâu thì cần đánh giá hiệu suất?…

Đàm phán trước khi chấp nhận lời đề nghị

Khi bạn chấp nhận lời mời làm việc, thời gian đàm phán đã kết thúc. Nói cách khác, nếu bạn có ý định thương lượng, hãy thực hiện trước khi chấp nhận. Đó là một bước mà nhiều người không cân nhắc hoặc quá lo lắng khi nghĩ đến. Theo nhiều khảo sát, chỉ 39% số người nói rằng họ đã cố gắng thương lượng mức lương trước khi nhận việc.

Nếu bạn không đồng ý với các điều khoản mà công ty đưa ra thì bạn cần phải đàm phán. Hãy đưa ra con số hợp lý và đừng “bán rẻ” bản thân.

Chấp nhận lời mời làm việc

Khi bạn cảm thấy hài lòng với các điều khoản của lời đề nghị, bạn có thể gửi email cho nhà tuyển dụng hoặc người quản lý nhân sự mà bạn đã liên lạc và cho họ biết rằng bạn chấp nhận vị trí này.

Cách viết email chấp nhận lời mời làm việc

Vì email chấp nhận lời mời làm việc là một phần trang trọng trong quá trình tìm việc nên nó phải có cấu trúc tốt, chuyên nghiệp và không có lỗi. Đây cũng là cơ hội để thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn và tạo ấn tượng tích cực với công ty mới.  Đây là nội dung thư của bạn nên bao gồm:

Viết dòng chủ đề rõ ràng

Viết dòng chủ đề chuyên nghiệp và ngắn gọn cho biết chính xác lý do bạn viết email. Dòng chủ đề đơn giản nhưng hiệu quả có thể là “Chấp nhận lời mời làm việc- [tên của bạn]” hoặc “Chấp nhận lời đề nghị của [tên công ty]-[tên của bạn]”. Dòng chủ đề rõ ràng và chi tiết như vậy sẽ cho người nhận biết ngay nội dung email và người gửi là ai.

Bày tỏ lòng biết ơn của bạn

Bắt đầu thư chấp nhận lời mời làm việc của bạn bằng cách cảm ơn nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội làm việc với công ty. Bạn cũng nên đề cập đến chức danh công việc và tên công ty. Bạn có thể nói, “Cảm ơn anh/chị đã gửi lời mời làm việc cho vị trí (chức danh công việc) tại (tên công ty)”.

Chính thức chấp nhận lời đề nghị

Tiếp theo, bạn phải chính thức chấp nhận lời mời làm việc của công ty. Bạn cũng có thể thêm cách bạn mong đợi vào công việc sắp tới của mình. Chẳng hạn như “Em rất hào hứng chấp nhận lời mời làm việc của công ty. Em mong muốn được làm việc với mọi người và đóng góp tích cực tại (tên công ty).”

Nhắc lại các chi tiết đã đàm phán

Giả sử bạn đã thương lượng một số điều khoản với nhà tuyển dụng sau khi nhận được lời đề nghị, bạn có thể sử dụng email chấp nhận lời mời làm việc để ghi lại những điều này bằng văn bản và đảm bảo bạn đã hiểu rõ. Ví dụ, bạn có thể nói: “Như đã thảo luận, mức lương khởi điểm của em là [XXX| và em sẽ làm việc ở nhà hai lần một tuần.”

Nêu rõ ngày bắt đầu của bạn

Để tránh nhầm lẫn, hãy xác nhận lại ngày bắt đầu và thời gian thông báo trong thư/email chấp nhận của bạn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nếu bạn đang thay đổi công việc và được yêu cầu phải đưa ra thời hạn thông báo, bạn nên thông báo trước cho nhà tuyển dụng thay vì thông báo điều đó trong thư chấp nhận.

Kết luận và ký tên

Hãy kết thúc bức thư của bạn một cách tích cực bằng cách nói rằng bạn rất mong chờ vai trò mới của mình. Ngoài ra, hãy kèm theo lời chào kết thúc, chẳng hạn như “Trân trọng” và thêm tên đầy đủ của bạn bên dưới.

Các chuyên gia nhân sự khuyên rằng, bạn nên sử dụng cùng một phương tiện mà nhà tuyển dụng đã sử dụng khi chấp nhận lời mời làm việc. Thông thường, công ty sẽ gửi lời mời làm việc chính thức qua email. Vì vậy, bạn cũng nên gửi lời chấp nhận qua email. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhà tuyển dụng có thể gửi cho bạn thư mời làm việc qua đường bưu điện. Nếu điều này xảy ra, bạn nên gửi văn bản giấy cho nhà tuyển dụng.

 

Vân Phạm

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc