[Phụ Nữ Hiện Đại]-Là nhà văn, đạo diễn sân khấu, biên kịch, Nguyễn Thị Minh Ngọc được biết đến như một người kể chuyện đại tài trên giấy, trên màn ảnh và trên sân khấu. Những trang sách, những thước phim, những vở diễn mà cô đứng ở vai trò người kể chuyện luôn đọng lại dấu ấn riêng trong lòng quý bạn đọc và quý khán giả. Trong lần trở lại mới nhất này, Minh Ngọc tiếp tục ghi dấu ấn với các tác phẩm tinh tuyển trong “Hồ nước mùa xuân” và đang gây được sự chú ý.

Vì thế, buổi giao lưu “Người nữ kể chuyện – trên giấy, trên màn ảnh, trên sân khấu” là cơ hội để bạn đọc hiểu hơn về cây viết nữ Nguyễn Thị Minh Ngọc, chúng ta sẽ được lắng nghe thêm nhiều góc nhìn mới mẻ từ “người kể chuyện” – TS. Bùi Trân Phượng và TS. Nguyễn Thị Minh. Các diễn giả sẽ cùng chia sẻ, thảo luận về người nữ của Nguyễn Thị Minh Ngọc: nhân vật nữ trong sáng tác truyện ngắn, sân khấu và màn ảnh, từ đó để thấy rõ hơn chân dung/số phận/thân phận người phụ nữ.

Diễn giả:

  • Bùi Trân Phượng: Cô bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Lyon 2 năm 2008. Từ 1975 đến 1991, cô giảng dạy lịch sử tại Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và nguyên là hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen. Bà được nhận Huân chương Quốc công bậc Hiệp sĩ (năm 2012) bởi những đóng góp của bà trong việc phát triển ngôn ngữ và văn hóa Pháp, Giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao tặng (năm 2013), Huân chương Bắc đẩu bội tinh Hiệp sĩ do Cộng hòa Pháp trao tặng (năm 2014). Năm 2023, Collège de France mời cô thỉnh giảng thuyết trình trong hội thảo “Phụ nữ Việt Nam: Sáng tạo và Dấn thân” và loạt bài giảng “Phụ nữ Việt Nam : Quyền năng, Văn hóa và đa bản sắc”.
  • Nguyễn Thị Minh Ngọc: Cô là nhà văn, đạo diễn sân khấu, biên kịch, giảng viên, nghệ sĩ. Cô sinh năm 1953 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh TP. HCM năm 1980, và nguyên là giảng viên trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh TP. HCM. Cô đã dựng trên 30 vở và viết trên 70 vở kịch truyền thống và đương đại, hàng trăm kịch bản cho phim truyền hình và nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu và cải lương. Đặc biệt, cô là người Việt đầu tiên đưa tác phẩm Việt Nam vào sân khấu Off Broadway tại New York với cương vị tác giả, đạo diễn và diễn viên của các vở: The Missing Woman (Người đàn bà thất lạc, 2008), We are… (Chúng tôi là… , 2011).
  • Sách đã xuất bản: Ngọn nến bên kia gương, Một mình bước tới, Trinh Tiên, Năm đêm với bé Su, Người mẫu, Cạn duyên, sao con ra đời, Dẫu lìa ný, Đồng sàng, Chờ duyên, Chân trần trên lửa đ, sngười đàn bà bchồng b, 100 câu hỏi đáp về sân khấu cải lương, Pearls of the Far East (Ngọc Viễn Đông), Ngọc của Sài Gòn, Tuổi ngọc ngày chưa xưa
  • Biên kịch phim điện ảnh: Hải Nguyệt, Pearls of the Far East (Ngọc Viễn Đông), Song Lang, Quán Kỳ Nam, Hương Ga, Sống trong sợ hãi.
  • Biên kịch sân khấu Đứng giữa đồi cao, Một nửa của tôi đâu, Người đàn bà thất lạc, Tía ơi má dìa!, Tiên Nga, Duyên thệ, Trái tim nhảy múa, Hãy yêu nhau đi, Hãy khóc đi em, Tâm bút Trần Hữu Trang, Thương nữ bất tri.
  • Giải thưởng: Nắng chiều – Giải truyện ngắn của báo Phụ nữ TP. HCM (1986); Trinh Tiên – Giải Văn học tuổi 20 (Truyện vừa) Nhà xuất bản Trẻ & Hội Nhà văn TP. HCM (1995); Cô đào hát (cải biên từ truyện của Nguyễn Quang Sáng) – Huy chương vàng Liên hoan Sân khấu Sài Gòn 300 năm Nhà hát Trần Hữu Trang (1998); Hải Nguyệt – Giải A Hội Điện Ảnh Việt Nam (1998), giải của Ban Giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần 12 (1999), Liên hoan phim Ba Lục Địa tại Pháp (1998); Sống trong sợ hãi (viết chung với Bùi Thạc Chuyên) – Giải ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam (2006), Giải Đặc biệt Liên hoan phim Thượng Hải, Liên hoan phim châu Á Thái Bình Dương; Song Lang (đồng tác giả với Leon Le) đến tháng 6/2020 đã có trên 50 giải trong và ngoài Việt Nam, Giải Trống Đồng và đồng giải Khán giả bình chọn ở Viet Film Fest 2019 (California)…
  • Nguyễn Thị Minh: Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm TP.HCM. Hướng nghiên cứu chính của cô là văn học so sánh, cải biên điện ảnh từ nghiên cứu giới và ký hiệu học. Cô là người tiên phong trong các chương trình thúc đẩy nghiên cứu giới tại Việt Nam và đã hợp tác xây dựng Tủ sách: Giới và Phát triển của Nxb. Phụ nữ Việt Nam. Cô là dịch giả, đồng dịch giả, chủ biên của nhiều tác phẩm triết học, nghiên cứu giới và nghiên cứu văn hóa. Một số sách đã in trong Tủ sách Phụ nữ Tùng thư – Giới và phát triển của Nxb. Phụ nữ Việt Nam: Yêu sách của Antigone, Lịch sử vú, Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới, Lịch sử vợ,…

Là nhà văn, đạo diễn sân khấu, biên kịch, Nguyễn Thị Minh Ngọc được biết đến như một người kể chuyện đại tài trên giấy, trên màn ảnh và trên sân khấu. Những trang sách, những thước phim, những vở diễn mà cô đứng ở vai trò người kể chuyện luôn đọng lại dấu ấn riêng trong lòng quý bạn đọc và quý khán giả. Trong lần trở lại mới nhất này, Minh Ngọc tiếp tục ghi dấu ấn với các tác phẩm tinh tuyển trong “Hồ nước mùa xuân” và đang gây được sự chú ý nồng nhiệt.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Quang cảnh và tâm cảnh lồng nhau lung linh chao đảo trong chữ nghĩa ào tuôn: “Những giấc mơ riêng”, “Hồ nước mùa xuân”, “Mù sương bóng quế”, “Sắc”, “Cỏ hoa”, “Yêu tinh”… Không như một số nhà văn nữ in hằn lịch sử, khuôn định trong cảm quan xã hội, Nguyễn Thị Minh Ngọc tung tăng trong tinh cầu của những tình thân (gia đình, bạn bè); một vài biến cố tình tiết mang tính thời sự được Nàng nhắc qua như thể nhân tiện, thờ ơ như một cái phẩy tay.”

Theo TS. Nguyễn Thị Tịnh Thy, “Nguyễn Thị Minh Ngọc dường như tập trung vào những điều bất toàn; những dang dở phận người. Truyện nào cũng xao xác buồn – có nỗi buồn cơm áo (Dọn nhà), có nỗi buồn nghề nghiệp (Hồ nước mùa xuân), có nỗi buồn sinh mệnh (Gói Cẩm Lệ), có nỗi buồn duyên phận (Chờ duyên), có nỗi buồn thân phận (Dẫu lìa ngó ý, Trăng huyết)… Cái đẹp, cái hạnh phúc thì vẫn có (Đám cưới); nhưng sao mà mơ hồ, mong manh, liêu trai đến thế (Yêu tinh, Vết hạc trong mưa, Mù sương bóng quế, Sắc, Hương)…”

Vì thế, buổi giao lưu “Người nữ kể chuyện – trên giấy, trên màn ảnh, trên sân khấu” là cơ hội để bạn đọc hiểu hơn về cây viết nữ Nguyễn Thị Minh Ngọc, chúng ta sẽ được lắng nghe thêm nhiều góc nhìn mới mẻ từ “người kể chuyện” – TS. Bùi Trân Phượng và TS. Nguyễn Thị Minh. Các diễn giả sẽ cùng chia sẻ, thảo luận về người nữ của Nguyễn Thị Minh Ngọc: nhân vật nữ trong sáng tác truyện ngắn, sân khấu và màn ảnh, từ đó để thấy rõ hơn chân dung/số phận/thân phận người phụ nữ.

Đặc biệt, buổi giao lưu dành riêng một phần thời gian kể chuyện một số trích đoạn truyện ngắn của quyển sách “Hồ nước mùa xuân” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, năm 2025), bạn đọc và những người kể chuyện của chương trình sẽ cảm nhận những biến chuyển của đời sống dao động nơi “hồ nước cảm xúc” bên trong của mỗi người.

Thời gian: 6:30 – 8:30 tối, thứ Sáu, ngày 28/2/2025 

Địa điểm: Cà phê sách The Wiselands (216 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM)

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam

Lưu ý: Giao lưu online với tác giả, trò chuyện trực tiếp với các diễn giả khách mời

Link đăng ký: https://forms.gle/HwD4Wg9Rbb7qWScw6

Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!

 

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam

Bệnh viện Hạnh Phúc