Tiếng khóc chào đời của đứa trẻ là âm thanh thông báo sự có mặt của trẻ, một con người mới, trên trần gian này. Ai cũng có ngày sinh ra, ai cũng có ngày mất đi; nhưng ngày đánh dấu thành tựu vượt bậc không phải ai cũng có.

Ngày Phật Thành Đạo (ngày 08 tháng 12 âm lịch) là ngày như thế, ngày mà mọi người ở mọi thời đại đều nhớ, đều kính ngưỡng. Không có ngày này có thể đạo Phật không có, không có ngày này có thể không ai biết Đức Phật. Còn nhiều thánh hiền và danh nhân khác cũng có ngày thành tựu riêng của mình.

Không phải chúng ta muốn con mình vang danh theo danh lợi tầm thường mà phải mong muốn con mình có ích cho quốc gia, có ích cho nhân loại. Con trẻ lớn lên sẽ là người có tình thương bao la, thấu triệt chân lý của vũ trụ và đồng thời biết cách giúp mọi người cũng có tình thương bao la, thấu triệt chân lý của vũ trụ như mình. Bậc làm cha mẹ nên có trách nhiệm dưỡng dục con cái cẩn thận ngay từ lúc sinh ra để sau này trở thành bậc minh triết cho nhân loại. Thời gian 7 năm đầu đời là cực kỳ quan trọng để hình thành nên sức khỏe và tâm hồn của bé.

Kỹ năng nuôi dưỡng

Ngày đầu tiên sinh ra, không cần làm gì cả, cứ để bé ngủ yên, chỉ cần thay tã hoặc làm điều cần thiết khi bé thông báo bằng tiếng khóc.

Phải cho bé bú những giọt sữa đầu tiên của mẹ. Những giọt sữa chua đầu tiên này giúp khai thông đường ruột cho bé. Những đứa trẻ không được bú những giọt sữa này đều có trục trặc đường ruột về sau.

Nên để bé nhanh chóng thích nghi với khí hậu đang sinh sống bằng cách cho bé mặc mỏng, cho hít thở khí trời bên ngoài càng nhiều càng tốt. Nên cho bé tiếp xúc với không khí ngoài trời một đến hai tiếng trong ngày dù trời lạnh lẽo hay nắng nóng.

Về lượng sữa mẹ, cho bé bú thỏa thích. Những bà mẹ thực dưỡng đều đầy đủ sữa cho con bú. Trong 6 tháng đầu đời, phải nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Thứ nhất, trong sữa mẹ có những kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể non nớt của bé; thứ hai, sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất; thứ ba, sữa mẹ là thức ăn lỏng thích hợp để hệ tiêu hóa của bé làm quen với thức ăn bên ngoài bụng mẹ. Từ tháng thứ 6 trở đi, bắt đầu cho bé ăn dặm. Thời điểm này là thích hợp cho bé làm quen với thức ăn đặc (bột), chuyển dần từ thức ăn lỏng (sữa mẹ) sang thức ăn đặc. Thức ăn dặm bao gồm bột thảo mộc kokkoh, bột gạo lứt, bột ngũ cốc và cháo lứt nấu thành hồ hoặc tán nhuyễn.

Nếu bị thiếu sữa là do bà mẹ ăn uống bất cẩn. Trong trường hợp này, bà mẹ chỉ cần ăn uống đúng theo thực dưỡng, ăn cơm lứt với những món như súp mi-sô, tekka hay ăn cháo lứt bổ dưỡng, lập tức có sữa liền. Tiên sinh Ohsawa nói: “Những phụ nữ không có đủ nguồn sữa để nuôi dưỡng con trẻ là người không đủ tư cách làm mẹ”.

Không nên cho bé uống sữa thú hoặc các sản phẩm của sữa thú: sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, sữa chua, phô mai… Giáo sư bác sỹ Hiromi Shinya, người Nhật bản, viết trong quyển “Nhân Tố Vi Sinh” xuất bản cuối năm 2016 rằng hiện sữa bò trên thị trường chứa hóc môn sinh dục gấp từ 40-100 lần so với hóc môn sinh dục của trẻ trước tuổi dậy thì. Vì là hóc môn thật nên tác dụng lên cơ thể mạnh hơn nhiều và gây rối loạn nội tiết tố của trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh hiếm muộn cho cả bé trai lẫn bé gái khi lớn lên.

Sau một năm, thường răng bé sẽ mọc đều. Lúc này nên cai sữa cho bé, không cho bú nữa. Tập cho bé sử dụng răng để nhai thức ăn trước khi cai sữa. Khi con chưa đủ răng, cha mẹ nên thay phiên nhau nhai cơm mớm cho con, không nên cho bé ăn cơm thô chưa nhai. Cơm nhai rất dễ tiêu hóa và dễ hấp thu trong cơ thể bé nhờ men amylase có trong nước bọt của cha mẹ. Lượng cơm tăng dần theo tháng tuổi của bé. Dòng sữa và nước bọt là sợi dây tình cảm nối chặt giữa cha mẹ với con cái. Những em bé được nuôi dưỡng như vầy đều có tình thương sâu đậm với cha mẹ, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ và nhạy bén. Một biểu cảm ưng ý hay không ưng ý của cha mẹ là đứa con nhận ra ngay.

Khi chúng tôi còn bé, mẹ tôi đều nhai cơm mớm cho chúng tôi. Chúng tôi có bảy anh em. Không những thế, các anh lớn đều phải nhai cơm mớm cho các em khi mẹ bận việc. Tôi là một anh lớn trong gia đình nên thường tham gia nhai cơm cho các em của mình. Thời ấy, những gia đình trong làng đều thực hiện nhai cơm mớm cho trẻ con. Chúng tôi lớn lên chủ yếu với cơm, một ít rau củ và rất ít cá thịt mà chẳng có ai đau yếu, chẳng ai cận thị dù học dưới ánh đèn dầu, chẳng biết đi bác sĩ là gì. Nhờ thế chúng tôi mới rõ biết cơm là thức ăn chính của người Việt và giúp cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn.

Hiện nay, một số bà mẹ vẫn xay nhuyễn cơm với rau củ dù con đã lớn 4, 5 tuổi là điều không nên. Những em bé không biết nhai cơm sẽ yếu đuối và dễ gặp bất hạnh khi lớn lên. Trẻ em bây giờ được ăn nhiều thứ, có máy xay nghiền, tiện nghi đầy đủ, vậy mà đau yếu triền miên, một tháng nhiều lần đi bác sỹ, cận thị chiếm đa số. Đó là chưa kể hiện tượng dậy thì sớm của cả bé gái lẫn bé trai, điều này báo hiệu sự giảm sút tuổi thọ của bé. Loài thú có tuổi thọ ngắn nên thời điểm động dục cũng đến sớm. Chẳng hạn tuổi thọ trung bình của loài bò khoảng 25 năm và thời gian động dục của bò cái trong khoảng 30-36 tháng tuổi. Góp phần gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em phải kể đến các loại thuốc tăng trọng sử dụng trong chăn nuôi và thuốc tăng trưởng dùng trong trồng trọt. Chúng kích thích hóc môn sinh dục phát triển sớm.

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi có khả năng làm cho thai phụ nôn ói những thức ăn không đúng khi ăn vào, thường gọi là ốm nghén. Khi đã sinh ra, em bé biết tự nôn ra những thức ăn không đúng mà bị người lớn ép ăn. Khi thấy bé hay nôn mửa loại thức ăn nào đó thì không nên cho bé ăn thức đó nữa. Đứa trẻ hoàn toàn ăn theo bản năng tự nhiên. Loài vật cũng thế, chú bò con chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt hoặc những thức ăn khác. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em bị ép ăn theo ý thức và sự hiểu biết của người lớn và dần dần chúng mất đi bản năng ăn đúng thức ăn của loài người.

Chúng ta nên trải nghiệm điều này, cho em bé 6 tháng tuổi ăn dặm bữa đầu tiên bằng: bột gạo lứt (hoặc hạt cốc), rau xay nhuyễn, và thịt xay nhuyễn, dĩ nhiên là toàn bộ đều nấu chín. Chúng ta sẽ nhận thấy em bé chỉ ăn bột gạo lứt và không ăn rau và thịt. Chúng ta phải học lại cách ăn thuận tự nhiên của trẻ con.

Ăn nhiều rau củ, trái cây, thịt cá hay trứng là những thức ăn không thuận với tự nhiên, không hợp với hệ tiêu hóa con người nên gây hại đến sức khỏe và trí tuệ của con trẻ. Nhiều người nói rằng cho trẻ con ăn nhiều thịt và các sản phẩm từ thú vật, trẻ con sẽ nhiễm thú tính từ nhỏ như câu nói của phương Tây “You are what you eat” (Bạn là những gì bạn ăn vào). Ai cũng biết thú vật giải quyết mâu thuẫn bằng cách cắn, húc, chọi… Nên khi trẻ con lớn lên, chúng thường giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực hơn là bằng ngôn ngữ ôn hòa của loài người. Đó cũng là nguyên nhân bạo lực học đường ngày càng tăng và vũ khí chiến tranh có tính hủy diệt ngày càng cao.

Xây dựng cơ thể con trẻ bằng gạo lứt, những thức ăn thanh đạm, đơn giản và những thức ăn truyền thống là lựa chọn hợp với thiên nhiên và lựa chọn sáng suốt của bậc cha mẹ.

Ứng phó bệnh tật

Em bé của bà mẹ áp dụng đúng nguyên tắc thực dưỡng không hề có ốm đau, trừ trường hợp bà mẹ ăn sai nguyên tắc. Nếu có bệnh bà mẹ chỉ cần điều chỉnh thức ăn là bệnh nhanh chóng biến mất.

Trong trường hợp bé sinh non, nếu áp dụng nuôi dưỡng đúng theo thực dưỡng thì bé sẽ lớn khôn, khỏe mạnh như thường. Bà mẹ thực dưỡng không bao giờ có trường hợp sinh non. Các bé có dị tật hoặc mang bất kỳ bệnh tật nào đều do bà mẹ ăn uống không đúng. Để giúp các bé này khỏe mạnh hơn, các bà mẹ phải nhanh chóng áp dụng thực dưỡng để nuôi dưỡng các bé.

Theo Đông y, trong các trạng thái tâm thể thì Sợ hãi làm hại Thận, nên tránh doạ nạt đánh mắng trẻ, tránh các yếu tố gây kinh sợ. Tương tự, Giận quá làm hại tạng Gan, Mừng vui quá làm hại tạng Tâm, Lo âu quá làm hại tạng Tỳ, Ưu sầu quá làm hại tạng Phế. Cha mẹ cố gắng tránh cho bé rơi vào những tình chí này.

Theo ĐÔNG Y SĨ ĐẶNG NGỌC VIỄN (Kiến thức gia đình số 22)
Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc