Cuộc sống hiện đại, mỗi nhà đều trang bị rất nhiều đồ điện tử như ti-vi, máy vi tính, điện thoại di động, máy điều hòa, lò vi sóng… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Và có nhiều người nghi ngại, liệu chúng có gây hại cho sức khỏe khi sử dụng?

Thật ra, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng, sóng điện từ phát ra từ các vật dụng điện tử là vấn đề đáng báo động đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để chúng chỉ mang lại tiện ích mà vẫn an toàn, chúng ta cần phải biết cách sử dụng những đồ vật này một cách hợp lý.

Điện thoại di động – cần thiết và nguy cơ

Đồ điện tử, những tác hại của tivi, tác hại của điện thoại di động, điện thoại di động ảnh hưởng sức khỏe như thế nào, tác hại của máy điều hòa, máy lạnh, tác hại của máy vi tính
Sóng bức xạ điện từ của điện thoại di động có tác động đến nội tiết của cơ thể.
Hiện nay, điện thoại di động đã trở thành vật “bất ly thân“ đối với nhiều người. Ai cũng có thể sở hữu một, thậm chí là hai, ba chiếc. Người sử dụng đa phần chỉ chú ý đến việc được “người bạn” này phục vụ như thế nào chứ ít ai quan tâm đến những tác hại đáng kể đến sức khỏe.

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, khi “chiếc a-lô” hoạt động sẽ phát ra sóng điện từ tác động vào cơ thể người sử dụng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cường độ sóng điện từ tương đối nhỏ khi ở trạng thái chờ sử dụng (tức không nghe, không gọi, không nhắn tin). Não là nơi chịu ảnh hưởng của sóng bức xạ của điện thoại di động nhiều nhất, có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương gây nên các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, rụng tóc… Thậm chí, khi sử dụng điện thoại di động trong thời gian quá dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não.

Ngoài ra, sóng bức xạ điện từ còn tác động đến nội tiết của cơ thể, gây hiện tượng kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào, làm rối loạn các nguyên tố vi lượng. Và những quý ông có thói quen mang điện thoại trong túi quần, sử dụng với tần suất nhiều sẽ có số lượng tinh trùng ít hơn so với người bình thường 30%. Nguyên nhân là do sóng điện từ của điện thoại di động sinh ra khi thu phát tín hiệu sẽ bức xạ đến tinh trùng, làm ảnh hưởng chức năng sinh sản của người sử dụng.

Lưu ý khi dùng điện thoại di động:

– Tránh nói chuyện với thời gian quá lâu.
– Không đặt sát trên đầu nằm khi ngủ.
– Không nên đeo trước ngực (với nữ), nhất là với người có bệnh tim.
– Tránh để trong túi quần (với nam).

Chừng mực với người bạn tri kỷ – chiếc ti-vi

Đồ điện tử, những tác hại của tivi, tác hại của điện thoại di động, điện thoại di động ảnh hưởng sức khỏe như thế nào, tác hại của máy điều hòa, máy lạnh, tác hại của máy vi tính
Ti-vi khi hoạt động phát ra sóng điện từ, tác động lên não bộ, tim mạch và thần kinh.
Không thể không phủ nhận lợi ích của chiếc ti-vi, nó giúp chúng ta tiếp cận nhiều kiến thức, tin tức hữu ích… Đó cũng là kênh giải trí phong phú của mọi gia đình. Với những tiện ích như vậy, nhiều người xem ti-vi như là “tri kỷ”. Thế nhưng, bạn nên chừng mực với “người bạn” này vì nếu lạm dụng, nó sẽ khiến bạn “hối không kịp”.
Nếu lo lắng cho sức khỏe và có điều kiện, bạn có thể dùng màn hình phẳng (dạng LCD hay Plasma) để thay thế cho loại CRT. Mức độ tia điện từ phát ra từ màn hình LCD chỉ bằng 1/1.000 so với màn hình CRT.

Ti-vi khi hoạt động phát ra sóng điện từ, tác động lên não bộ, tim mạch và thần kinh. Nếu xem liên tục trong một thời gian dài (từ 3 tiếng trở lên) sẽ khiến cơ thể, thần kinh, nhất là mắt trở nên mệt mỏi. Xem ti-vi khuya còn khiến mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Ngoài ra, xem ti-vi sẽ làm hạn chế sự vận động khiến cơ thể trở nên ù lì, uể oải.

Do vậy, không nên xem ti-vi liên tục trên 3 giờ và ngồi quá gần màn hình. Tốt nhất ngồi cách xa ít nhất 2 mét.

Những người có tiền sử động kinh và đau đầu, không nên nhìn chằm chằm vào màn hình ti-vi (cũng như máy vi tính) quá lâu, việc này có thể làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Máy điều hòa – dùng không đúng cũng mệt

Đang vào mùa nắng nóng, máy điều hòa sẽ là vị cứu tinh được mong đợi của hầu hết mọi người. Hơi lạnh mát rượi phả ra từ máy điều hòa khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi làm việc. Ban đêm, nó sẽ giúp bạn ngon giấc mặc cho mùa hè nóng nực. Thế nhưng, máy điều hòa khi dùng không đúng cũng gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Nó là ổ vi khuẩn lây truyền bệnh nếu không được vệ sinh thường xuyên. Đối với người lớn tuổi, nằm ngủ hay ngồi ngay cửa máy điều hòa đôi khi bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, máy điều hòa được kết nối để xả hơi ra ngoài, khiến nhiệt độ bên ngoài nóng lên gây ảnh hưởng đến bầu khí quyển.

Bên cạnh đó, việc ra vào phòng máy lạnh trong mùa nóng, khiến cho nhiệt độ cơ thể thường xuyên thay đổi đột ngột, cũng không có lợi cho sức khỏe.

Máy vi tính – trợ thủ đắc lực

Những lợi ích mà máy vi tính, dù là để bàn hay xách tay giúp chúng ta dường như không thể kể hết. Chúng được xem là “trợ thủ đắc lực” của chủ sở hữu. Nó giúp chúng ta lưu trữ, giải trí, giao dịch, kết nối nhanh chóng… Sau điện thoại di động, có thể nói máy vi tính đứng vị trí thứ hai về vật dụng cá nhân được yêu thích nhất.

Vì được yêu thích nên mọi người sử dụng “vật cưng” này nhiều đến mức quên mất tác hại mà nó có thể mang đến. Đó là, việc dùng máy vi tính thường xuyên sẽ làm đau nhức cánh tay, ngón tay, vai, lưng, cổ, cột sống… kèm theo các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt.

Đồ điện tử, những tác hại của tivi, tác hại của điện thoại di động, điện thoại di động ảnh hưởng sức khỏe như thế nào, tác hại của máy điều hòa, máy lạnh, tác hại của máy vi tính
Việc sử dụng vi tính để bàn, laptop rất hại mắt.
Từ lâu, đã có những cảnh báo về việc sử dụng vi tính để bàn, laptop rất hại mắt. Vì vậy, bạn nên để mắt thư giãn bằng việc nhìn ra khoảng không bên ngoài hoặc ngắm cây xanh khi dùng máy trên 30-45 phút. Nếu dùng laptop cần phải thư giãn mắt nhiều hơn so với máy vi tính vì khoảng cách từ máy đến mắt gần hơn.

Nam giới cần lưu ý đến việc để laptop trên đùi khi làm việc, vì sẽ làm cho nhiệt độ khu vực gần tinh hoàn cao hơn bình thường, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng sản sinh tinh trùng.

Tư vấn chuyên môn:
PGS – TS. BS. Nguyễn Hữu Công
Chuyên khoa Thần kinh


Thiên Hương
Tạp chí Sức Khỏe/ khoe24h.vn 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc