Vẫn biết rằng, chế ngự cảm xúc khi tâm trạng bất ổn là điều khá khó khăn. Thế nhưng để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn, không thể không “chiến đấu” với chính bản thân mình.

Cảm xúc là thứ có thể giúp người khác nhìn nhận, cũng như đánh giá tính cách con người bạn. Giữ cân bằng cảm xúc là điều không dễ dàng, nhất là khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn.

Muốn có cuộc sống hạnh phúc, cần xác định tư tưởng thoải mái. Và để trở thành người phụ nữ bản lĩnh, càng cần học cách chi phối cảm xúc hiệu quả hơn. Dưới đây là 10 trạng thái cảm xúc tiêu cực, cần loại bỏ ngay. Hãy tập trung vào những trạng thái cảm xúc tích cực, cân bằng cảm xúc và đừng làm những việc tiêu cực bạn nhé!

Phẫn nộ
Phẫn nộ được coi là một trong những trạng thái cảm xúc tồi tệ nhất, có thể phá hỏng mọi thứ đã từng dựng xây của con người. Thường thì trong cuộc sống, 10 việc tốt của bạn sẽ chẳng được người khác chú ý, nhưng 1 lần phẫn nộ phá hỏng mọi thứ lại có thể làm người khác “ấn tượng” mãi mãi đấy.

Ghen tị
Ghen tuông không bao giờ làm bạn có cuộc sống hạnh phúc. Điều này còn phô ra điểm yếu, chứng tỏ bạn là người kém cỏi. Hãy là chính mình, và ngừng so sánh mình với người khác.

Lo ngại
Điều này thường xảy ra từ một nỗi sợ hãi bất an. Điều này sẽ đưa bạn đến một mức độ trầm cảm, nếu cảm xúc không được quản lý đúng cách. Thậm chí, nó còn dẫn đến sự thiếu tự tin, sợ hãi và mất ngủ.

Đau khổ
Có thể có nhiều trường hợp, bạn cảm thấy đau buồn một cách tự nhiên. Nhưng lưu ý rằng, nếu bạn trải qua cảm xúc này thường xuyên hơn mà không vì bất kỳ lý do cụ thể? Coi chừng những hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.

%image_alt%

Để trở thành người phụ nữ bản lĩnh, đừng để 10 cảm xúc này chi phối đầu óc. (Ảnh minh họa)

Sợ hãi
Sợ hãi có thể đến bởi những lý do khác nhau, hoặc chẳng bởi lý do gì. Nếu không tìm ra nguyên nhân, gốc rễ của sự sợ hãi bạn sẽ không thể đối mặt hay vượt qua nó. Hãy kiểm tra lại xem bạn đang sợ hãi điều gì, và can đảm đối mặt với chúng. Hãy làm bất cứ điều gì mà bạn muốn thử để vượt qua!

Phiền muộn
Phiền muộn kéo dài sinh ra trầm cảm. Nếu bạn không tự quản lý được cảm xúc của chính mình, về lâu về dài điều này nghiêm trọng đến mức, bạn có thể cần điều trị bởi một bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý chuyên môn để hòa nhập cuộc sống dễ dàng hơn.

Tội lỗi
Cảm thấy tội lỗi cho những lý do chấp nhận được, thì điều này không có gì đáng bàn cãi. Nhưng, nếu luôn luôn giữ trong mình cảm giác tội lỗi, dằn vặt ngay cả khi làm những điều hoàn toàn… đúng, bạn nên có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này.

Đố kỵ
Nếu bạn cảm thấy rằng mình không thể hạnh phúc khi nhìn thấy sự thành công của người khác? Vậy thì, bạn đang là một trong những nạn nhân của cảm xúc này. Đố kỵ còn được gọi với cái tên khác là hạ thấp bản thân mình. Tôn trọng bản thân là cách tốt nhất, bạn có thể làm để giải quyết điều này. Ngoài ra, nếu bạn không thể chịu được sự thành công của những người mà bạn thậm chí còn không biết mặt? Mức độ nguy hiểm đáng báo động.

Đau khổ
Cảm giác khó chịu và tiếc nuối, là sự phản ánh chính xác nhất trạng thái cảm xúc đau khổ đang chế ngự trong tâm trí bạn. Nếu không thể cân bằng cảm xúc, điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách và cách suy nghĩ của bạn, lúc nào cũng theo chiều hướng bi quan, tiêu cực.

Xấu hổ
Mức độ cảm xúc này sẽ xác định liệu bạn có bình thường hay không. Đừng coi thường và cho rằng điều này thật ngớ ngẩn nhé. Cảm thấy xấu hổ mà chẳng vì lý do gì không giúp bạn trở thành người hướng nội. Ngược lại, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân, trong công việc cũng như giao tiếp xã hội của con người.

Vẫn biết rằng, chế ngự cảm xúc khi tâm trạng bất ổn là điều khá khó khăn. Thế nhưng để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn, không thể không “chiến đấu” với chính bản thân mình. Mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua đi, cuộc đời mỗi con người trung bình chỉ có 60 năm thôi. Mạnh mẽ lên, bạn nhé!

Theo Mẹ & Con

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc