(Phụ Nữ Hiện Đại)-15 năm trước, trong khi các bạn học cùng ngành Báo chí với tôi hầu hết đều có việc làm ở một số tờ báo hoặc Đài Truyền hình thì tôi lại chuyển hướng chọn nghề quan hệ công chúng. Đến nay, sau ngần ấy thời gian gắn bó với nghề, tôi nghiệm ra rằng: Làm PR không khó nhưng để trở thành một chuyên viên PR thành công lại không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Để thành công với nghề PR – quan hệ công chúng, bạn cần phải có kỹ năng

So với trước đây, ngành PR bây giờ thay đổi nhiều, phát triển mạnh mẽ hơn, được tuyển dụng nhiều hơn trên các trang tìm kiếm việc làm nhanh và áp lực cũng lớn hơn. PR được xem là ngành “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, nhằm chiếm được thiện cảm của công chúng và khách hàng. Là nhân viên PR, hàng ngày bạn sẽ phải tương tác với rất nhiều người. Nhiệm vụ của bạn là phải duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng và công chúng.

Do vậy, kỹ năng mềm quan trọng đầu tiên của dân PR, đó chắc chắn là giao tiếp. Một trong những vai trò của PR chuyên nghiệp là giao tiếp với giới truyền thông và công chúng. Bạn phải học cách truyền đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào. Bạn cũng cần phải phản hồi nhanh, hữu ích và thân thiện với các câu hỏi hay thắc mắc của mọi người. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn hãy tập thói quen lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi và chú ý đến ngôn ngữ cơ thể.

Hai là kỹ năng tổ chức. Chuyên viên PR là người quảng bá và giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp, truyền tải thông điệp của công ty đến toàn thể nhân viên cũng như ra bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, bạn cần phải có kỹ năng tổ chức. Tôi đã cải thiện kỹ năng tổ chức của mình bằng cách lập lịch trình cho công việc và cả sinh hoạt cá nhân, giảm thiểu sự gián đoạn khi làm việc và thiết lập hệ thống lưu trữ một cách khoa học.

Một kỹ năng quan trọng không kém của người làm PR là kỹ năng làm việc nhóm. Mỗi PR chuyên nghiệp đều là một phần của team. Hãy làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. Để rèn kỹ năng này, bạn nên cố gắng tìm hiểu để nắm bắt được mục tiêu của nhóm và cam kết giúp nhóm đạt được mục tiêu đó.

Kỹ năng tiếp thị là rất cần thiết cho các chuyên gia PR. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà kỹ thuật số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, hầu hết mọi người thực hiện phần lớn công việc của họ qua internet, do đó các chuyên gia PR phải học cách tiếp cận khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số.

Bạn nên tìm hiểu về SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để giúp web thương hiệu của bạn để xếp hạng cao hơn trên internet và mạng xã hội. Thứ hạng trang web của công ty bạn trên các công cụ tìm kiếm càng cao, bạn càng nhận được nhiều lượng truy cập.

Theo kinh nghiệm của tôi, để thực hiện PR hiệu quả trên mạng xã hội, đầu tiên bạn phải tạo nội dung có giá trị chia sẻ và lan truyền. Các bài viết trên mạng xã hội cần ngắn gọn, súc tích, trông đẹp mắt, có tính tương tác. Đừng quên cập nhật các xu hướng mới nhất trên các trang Instagram, Facebook, LinkedIn…

Bạn cũng đừng quên rằng, kỹ năng viết là một trong những yêu cầu hàng đầu đối với người làm nghề quan hệ công chúng. Khá nhiều người lầm tưởng chuyên viên PR chủ yếu là tổ chức sự kiện. Nhưng thực tế, kỹ năng viết lại vô cùng quan trọng, nó giúp bạn: Lên ý tưởng kịch bản; tạo slogan; triển khai và diễn giải các thông điệp của mỗi sự kiện; viết email mời đối tác/khách hàng thậm chí đôi lúc là viết các bài báo về sự kiện của doanh nghiệp.

Ảnh: St

Khả năng sử dụng từ ngữ để truyền đạt ý tưởng, khơi gợi cảm xúc giữa người đọc và tạo ảnh hưởng, là kỹ năng mà mọi chuyên gia PR thành công đều sở hữu. Khi đồng nghiệp và khách hàng của bạn yêu cầu bất cứ điều gì, từ thông cáo báo chí được trau chuốt kỹ lưỡng đến các bài đăng trên blog hấp dẫn, bạn sẽ có thể truyền tải câu chuyện và ý tưởng của mình theo cách sáng tạo, hoàn hảo, ngắn gọn và chính xác nhất.

Chuyên viên PR cũng cần có kỹ năng tra cứu thông tin từ nhiều nguồn. Mục tiêu cuối cùng của quan hệ công chúng là đưa doanh nghiệp đi đúng hướng dẫn đến thành công. Các chuyên gia PR sẽ phải làm việc với khách hàng từ các loại ngành nghề khác nhau. Bạn sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng về đối tượng mục tiêu để có cách tiếp cận phù hợp và gây ấn tượng tốt nhất với họ.

Nói cách khác, để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu biết về doanh nghiệp và ngành của khách hàng. Đây là lý do tại sao các chuyên gia PR phải có kỹ năng tra cứu thông tin xuất sắc.

Chuyên viên PR cũng cần có kỹ năng thuyết trình tốt, và đây là một thách thức với nhiều bạn trẻ mới vào nghề. Làm nghề quan hệ công chúng, bạn phải học cách trình bày hiệu quả ý tưởng của mình với khách hàng, báo chí và công chúng. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả sẽ giúp bạn giao tiếp tự tin và thúc đẩy đối tượng mục tiêu của bạn lắng nghe và tin những gì bạn nói.

Cuối cùng, tôi xin nhấn mạnh rằng, nghề PR không dành cho những bạn nào “mỏng manh dễ vỡ”. Người làm PR thường phải đối mặt với áp lực lớn. Họ phải giúp công chúng và doanh nghiệp hiểu nhau, vừa phải giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, lại phải luôn đề phòng sự tấn công bằng truyền thông của các đối thủ khác. Chưa kể những sự cố như khủng hoảng truyền thông. Khi các thông tin xấu lan ra, người làm PR bị đặt dưới áp lực khủng khiếp của việc xử lý khủng hoảng và hạn chế sự phản ứng tiêu cực của công chúng.

Do đó, là một chuyên gia về quan hệ công chúng, bạn cần học cách chịu đựng những lời chỉ trích và chấp nhận các quyết định của khách hàng với sự nhẫn nại. Đừng bao giờ nản lòng trước những lời chỉ trích hoặc từ chối mà thay vào đó, hãy đón nhận và học hỏi từ chúng.

Kiều Giang

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc