Trong suốt quá trình lịch sử, kể từ khi nhân loại phát minh ra ngành in ấn, sách là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất về thế giới xung quanh. Mặc dù bây giờ internet đã dẫn đầu thì sách vẫn có chỗ đứng chắc chắn của mình, sách không chỉ còn là nguồn kiến thức nữa mà còn là cảm hứng và ý tưởng cho cuộc sống.

Ngày Sách và Bản Quyền Thế Giới do UNESCO thành lập đã được tổ chức trong vài thập kỷ. Ngày lễ tương đối mới chính là nguồn cảm hứng dành cho nhóm nghiên cứu thị trường của Picodi.com thực hiện cuộc khảo sát này, để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như là tại sao người Việt mua sách và đọc sách cũng như cảm nghĩ của họ về văn học.

Khi nào chúng ta mua sách?

Số lượng hiệu sách online không nhỏ chính là bằng chứng tốt nhất cho việc mua sách của người tiêu dùng Việt. Thống kê sơ bộ cho thấy nhu cầu về sách với các nhà sách trực tuyến tăng mạnh nhất vào tháng 3 (chiếm 11% so với giao dịch trong năm). Qua thống kê có thể thấy được trong suốt khoảng thời gian diễn ra sự kiện khuyến mãi lớn nhất trong năm thì mặt hàng sách không phải là mặt hàng được quan tâm hơn cả. Nhu cầu cũng như giao dịch sách trong 3 tháng cuối năm chỉ rơi vào khoảng 5% – 8%.

NHU CẦU SÁCH THAY ĐỔI THEO TỪNG THÁNG TRONG NĂM

Điều gì khiến chúng ta mua sách?

Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát để tìm hiểu cách thức mà “mọt sách” Việt mua sách. Chúng tôi chưa kịp thống kê được số lượng người đọc trên toàn Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của nghiên cứu này là để tìm hiểu xu hướng của người tiêu dùng trong lĩnh vực văn học

Người Việt sở hữu sách từ đâu? 54% người đọc sách tuyên bố rằng họ mua sách từ các cửa hàng sách truyền thống. Người Việt không có thói quen mượn sách, số lượng người mượn sách từ thư viện chỉ chiếm khoảng 8% và 17% người Việt mượn sách từ bạn bè. 21% người tham gia khảo sát nói rằng họ không thích đọc sách cũng như không hề quan tâm đến sách.

Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Bạn có mua ít nhất một quyển sách trong năm vừa qua?” – và 65% phụ nữ đã trả lời Có cũng như đối với nam giới là 54%. Những người trả lời Có chính là đối tượng chúng tôi nhắm tới, chúng tôi đã hỏi họ về dạng sách yêu thích, nơi họ hay mua sách và thể loại sách họ quan tâm.

MUA SÁCH TẠI VIỆT NAM

Mua sách dưới dạng sách nói – audiobook đang trở lên phổ biến hơn mỗi năm. Tuy nhiên tại Việt Nam thì sách nói – audiobooks chưa thực sự được chào đón. Trong năm qua sách nói audiobooks dưới dạng kỹ thuật số và CD có giao dịch rất ít. Chỉ 1% người mua sách nói kỹ thuật số và 1% mua sách nói dạng CD. Đối với độc giả Việt thì sách giấy vẫn luôn được yêu thích nhất. 54% người được hỏi đã mua sách tại cửa hàng truyền thống 29% đặt mua sách tại cửa hàng sách online.

Thời đại Internet và mạng xã hội phát triển vì vậy hầu hết mọi người quyết định mua sách vì được các hot blogger giới thiệu (67%), 54% độc giả mua vì thị hiếu và quyết định cá nhân. Ý kiến của bạn bè cũng quan trọng không kém, 21% người tiêu dùng mua sách vì được bạn bè giới thiệu. Giá cả khuyến mãi được cho là yếu tố quyết định vì đến 43% người tham gia khảo sát quyết định mua sách khi giảm giá. Một khía cạnh quan trọng là 18% người tham gia khảo sát cho biết giá sách hiện tại khá cao và 10% cho rằng giá sách rất đắt. Một phần ba (33%) tuyên bố rằng giá cả sách hiện tại có thể chấp nhận được.

Tại sao người Việt mua sách? Phần lớn cho biết rằng họ mua sách vì họ yêu thích văn hoá đọc (63%), 17% người tiêu dùng mua sách để phục vụ cho việc học và công việc và 11% mua sách để làm quà. 9% người được hỏi nói rằng ho mua sách như một cách đối phó với bệnh trầm cảm và stress (chúng tôi quyết định sẽ không hỏi xem họ có thực sự đọc những cuốn sách đó hay không).

Những thể loại sách phổ biến nhất

Phần lớn người đọc lựa chọn thể loại fiction – hư cấu, viễn tưởng. Ngoài ra người Việt cũng rất thích những sách khoa học phổ thông, tài liệu khoa học và sách giáo khoa. (tương ứng 37% và 32%).

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các độc giả thích các tác phẩm tiểu thuyết và hư cấu (fiction) hơn là các tác phẩm thực tế (non-fiction). Những tác phẩm đó giúp cho người đọc dễ dàng tìm thấy những thứ mà họ yêu thích. Tiểu thuyết tội phạm, khoa học viễn tưởng và giả tưởng, tiểu thuyết kinh dị, tiểu thuyết lãng mạn và văn học lịch sử là những thể loại được yêu thích nhất. Văn học hiện đại và truyện tranh ít được yêu thích hơn.

Đa số người được hỏi (80%) mua sách khá thường xuyên – vài lần trong năm 14% người được hỏi, sẵn sàng mua sách mỗi tháng 1 lần.

Chỉ có một phần nhỏ độc giả (33%) cho rằng số lượng sách đang có trên thị trường là khá đủ 67% cho rằng các nhà xuất bản tại Việt Nam không xuất bản đầy đủ những đầu sách cần thiết, cần bổ sung thêm nhiều.

Quốc gia nào ít đọc sách nhất?

Cần nhấn mạnh rằng khảo sát của chúng tôi không phải để tìm ra quốc gia đọc sách nhiều nhất. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xác định rằng những quốc gia mua sách nhiều nhất chính là Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Tây Ban Nha. Vị trí của Việt Nam không quá cao vì chỉ có khoảng 60% độc giả mua 1 quyển sách trong năm vừa qua, đứng sau Việt Nam là những nước Ả Rập, Đức và Singapore.

SỰ QUAN TÂM TỚI SÁCH Ở MỘT SỐ NƯỚC

Phương Pháp

Báo cáo này dựa trên dữ liệu nội bộ của nền tảng thương mại điện tử toàn cầu Picodi.com về các giao dịch tại các nhà sách trực tuyến cùng kết quả thu thập từ 7800 người trên 41 quốc gia tham gia khảo sát vào tháng 3 năm 2019. Tham khảo thêm trên

 

(Nguồn: Picodi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc