Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người Đông Á lại tạo dấu hiệu chữ V một cách tự nhiên khi chụp hình?

Chuyện này liên quan đến nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật người Mỹ, các môn thể thao và chương trình quảng cáo của máy chụp hình Konica.

Janet Lynn 560x747 Tạo dấu chữ V khi chụp hìnhVận động viên trượt băng nghệ thuật Janet Lynn được cho là đã phổ biến việc tạo dẫu chữ V.

Dành vài phút lướt qua các trang mạng xã hội, hoặc xem một nhóm du khách tạo dáng trước một địa điểm du lịch nổi tiếng, và bạn chắc chắn sẽ tình cờ nhìn thấy chuyện này: những người châu Á trẻ tuổi, thu hút mỉm cười và tạo dấu hiệu chữ V (V tượng trưng cho chữ viết tắt victory, nghĩa là chiến thắng (hoặc biểu tượng hạnh phúc). Các ngón tay trỏ và tay giữa đưa lên cùng lòng bàn tay hướng ra ngoài như sự miêu tả sinh động của người châu Á. Nhưng mà tại sao lại là như vậy?

Biểu tượng hạnh phúc

Đối với những người không phải là dân châu Á, điệu bộ dường như gắn chặt với văn hóa Bắc Kinh, Osaka, hoặc Đài Loan như khi tạo dấu chữ V có nghĩa là mãi mãi – nhưng trên thực tế, nguồn gốc của dấu hiệu có từ cuối những năm 1960, và dấu hiệu không thật sự được chấp nhận một cách rộng rãi cho đến cuối những năm 1980.

Một số người cho rằng câu chuyện khởi nguồn từ trường hợp Janet Lynn. Nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật người Mỹ mong muốn mang được huy chương vàng về quê nhà khi thi đấu tại Thế vận hội mùa đông ở Nhật vào năm 1972. Nhưng giấc mơ của cô gái 18 tuổi đã tan vỡ khi cô thất bại trong khi trình diễn. Huy chương vàng vụt khỏi tầm với. Cô biết điều đó, và nước Nhật cũng hiểu điều đó.

Nhưng thay vì cau có, cô gái có mái tóc vàng bờm xờm đơn giản chỉ cười. Hành vi của Lynn duyên dáng đi ngược số đông người Nhật đang đang giữ thể diện và cách làm của cô đã giành được tình cảm của vô số người hâm mộ Nhật.

“Họ không thể hiểu làm cách nào tôi có thể mỉm cười khi biết rằng tôi không giành được giải thưởng như mong đơi”, cô Lynn, người đã ra về với huy chương đồng, trình bày. “Tôi không thể đi đến bất cứ đâu trong ngày hôm sau mà không có đám đông vây quanh. Có cảm giác tôi như là một ngôi sao nhạc rock, người ta tặng tôi đủ thứ, cố gắng tìm cách bắt tay tôi”.

south korea peace sign v sign 560x373 Tạo dấu chữ V khi chụp hình

Lynn trở thành sự chú ý của giới truyền thông ở Nhật và cô nhận được hàng ngàn lá thư của người hâm mộ. Trong chuyến đi vòng quanh nước Nhật cùng giới truyền thông sau nhiều năm tham gia Thế vận hội mùa đông, cô thường xuyên ra dấu chữ V. Một hiện tượng văn hóa đã được ra đời.

Nói chính xác hơn, dấu hiệu đã được gắn kết – vì dấu hiệu chữ V đã đi vào trong dòng suy nghĩ thông qua truyện tranh. Vào năm 1968, truyện hài về bóng chày Kyojin no Hoshi (Star of the Giants), nhân vật chính đấu tranh với những vấn đề của người cha, và áp lực trong thi đấu, nhận được sự đồng tình ngầm của cha khi cha ra dấu chữ V trước mỗi trận đấu lớn. Truyện tranh về bóng chuyền Sain wa V! (V Is the Sign) đã được trình làng ngay sau đó và được đưa vào phim truyền hình nhiều tập với chủ đề ăn sâu trong ký ức có trong bài hát “V – I – C – T – O – R – Y!”.

Koreanstylemakeup2 560x385 Tạo dấu chữ V khi chụp hình

Thói quen

Tuy nhiên, có lẽ là chương trình quảng cáo đã đưa dấu hiệu lên một vị thế lớn nhất của mình. Mặc dù Lynn tạo sự ảnh hưởng rộng rãi khi ra dấu chữ V trong những bức ảnh, truyền thông Nhật cho rằng công lớn nhất là thuộc về Jun Inoue, ca sĩ cùng ban nhạc ưa thích Spiders. Inoue tình cờ trở thành ngôi sao đại diện cho máy chụp hình Konica, và liên tục ra dấu chữ V một cách tự nhiên trong khi quay phim quảng cáo cho máy chụp hình Konica.

“Ở Nhật, tôi nhìn thấy giả thuyết Inoue tiến bộ nhất như một lời giải thích cho nguồn gốc của thói quan này”, John Karlin, giáo sư tại trường Đại học Tokyo và là chuyên gia về văn hóa truyền thông Nhật, nêu. “Tôi nghĩ rằng thói quen là bằng chứng đối với quyền lực truyền thông, đặc biệt là truyền hình, sau chiến tranh, Nhật phổ biến những sở thích và thói quen mới”.

Với việc sản xuất hàng loạt máy chụp hình, và sự xuất hiện bất ngờ trong các tạp chí dành cho phụ nữ và các cô gái trong những năm 1980, mỹ thuật kawaii – văn hóa thị giác đánh giá dựa trên sự dễ thương – đã bay cao. Bỗng dưng, ngày càng nhiều phụ nữ tạo dáng chụp hình hơn và nhiều kiểu chụp hình của phụ nữ được chia sẻ. Những dấu hiệu chữ V tăng nhanh giống như kiểu chu miệng ngày nay trên Instagram và Facebook.

Lotte Fansign Taeyeon kim taeyeon 36001957 1280 853 560x373 Tạo dấu chữ V khi chụp hình

“Dấu hiệu chữ V thường được cho rằng như một kỹ thuật để làm cho các gương mặt cô gái dường như nhỏ nhắn hơn và xinh xắn hơn”, Karin tâm sự.

Laura Miller, một giáo sư ngành Nhật Bản học và nhân chủng học tại trường Đại học Missouri, St. Louis, nhấn mạnh vai trò phụ nữ khi phổ biến hành động tạo dấu chữ V trong những bức ảnh. Bà nhớ lại khi nghe các cô gái nói piisu, hoặc peace trong khi tạo dấu chữ V vào đầu những năm 1970. “Giống như nhiều thứ trong văn hóa Nhật, các công ty sáng tạo ở Nhật thường là phụ nữ trẻ nhưng họ hiếm khi nhận ra là những sáng tạo văn hóa của mình” bà giải thích.

Khi nền văn hóa pop Nhật bắt đầu lan sang Đông Á trong những năm 1980 (trước khi xuất hiện K – pop trong thế kỷ này) dấu hiệu chữ V thời thượng đã được “xuất khẩu” sang Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc (nơi việc tạo dấu chữ V đã được công nhận vì sự có mặt trong hàng thập kỷ của quân đội Mỹ).

Thời điểm này, thói quen tạo dấu chữ V tồn tại ở khắp nơi. Tuy nhiên, hầu hết giới trẻ châu Á tạo dấu chữ V trong những bức hình đều làm như thế mà không nghĩ gì và bế tắc khi được hỏi tại sao làm như thế. Một số người cho rằng họ bắt chước các ngôi sao, trong khi những người khác lại bảo rằng đó là phong cách riêng, khiến cho việc chụp hình trở nên thoải mái hơn. “Tôi cần làm cái gì đó với bàn tay của tôi”, Suhiyun Seo, một sinh viên trẻ đến từ Busan, Hàn Quốc trần tình. Những đứa bé làm như vậy mà không hề được hướng dẫn. “Con cũng không biết tại sao nữa”, cô bé Imma Liu 4 tuổi đến từ Hong Kong kể – nhưng cô bé nói rằng cô bé cảm thấy “vui” khi làm như thế. Có lẽ đó mới là điều quan trọng.

Nguồn: tapchithoitrangtre.com

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc