Mới đây, PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn đã có một bài viết về lối sống thiếu năng động của các gia đình và được rất nhiều người chia sẻ. Đặc biệt, những số liệu chuyên gia dẫn chứng trong bài đã khiến nhiều người phải giật mình…

Huynh Van Son

PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn

Bố mẹ không hào hứng, con trẻ thụ động dần

Theo PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, một gia đình được xem là đủ năng động và gắn kết cần dành ít nhất 60 phút/ ngày để cùng nhau tập luyện, vui chơi. Thế nhưng, trong thực tế, con số này dường như… khá xa vời. Trong cuộc khảo sát về mức độ năng động của các gia đình do báo VnExpress thực hiện, có đến 79% ông bố bà mẹ cho biết gia đình họ dành không đến 50 phút mỗi ngày cho các hoạt động này.

FC_Masterbrand_3567_fin

60 phút tập luyện, vui chơi mỗi ngày là khoảng thời gian cần thiết cho một gia đình năng động

Lối sống kém năng động không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của từng thành viên, mà còn đang làm giảm chất lượng gắn kết gia đình. Cuộc khảo sát trên VnExpress cho thấy 69% bố mẹ thường xuyên nói “Để sau nhé con!” như một “câu thần chú” để trì hoãn khi con muốn cùng mình vui chơi, tập luyện.“Tương tự như hiệu ứng Domino, khi thấy người lớn không hành động, trẻ cũng dần đánh mất sự hào hứng với việc vận động. Trong khi đó, với trẻ nhỏ, ít vận động khiến trẻ khó thích ứng với môi trường mới. Nguy hiểm hơn, mức độ vận động quá thấp có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng tâm lý, khiến trẻ hoặc mắc chứng tăng động, hoặc bị tự kỷ” – PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn phân tích. Điều này hoàn toàn trùng khớp với công bố mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về tình trạng thụ động của trẻ em Việt Nam hiện nay. Cụ thể, chưa tính thời gian ngồi học trên lớp, có đến 30% trẻ dành 3h/ ngày chỉ để ngồi: ngồi ăn, ngồi xem TV, chơi điện tử ở nhà và trẻ càng lớn thì thời gian này càng tăng. Nếu không có hành động kịp thời, những con số báo động sẽ không chỉ dừng lại ở đó.

Gia đình thiếu năng động vì nguyên nhân không đáng có

Khi nói đến những “kẻ phá bĩnh” thời gian gắn kết và năng động của các gia đình, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn đã đề cập đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó, điều mà mọi người dễ dàng nhận ra là việc các thiết bị điện tử đang dần thế chỗ bố mẹ để làm bạn cùng con. Khi bố mẹ ngày càng bận rộn hơn với công việc, trẻ cũng bớt dần đi những hoạt động tập luyện, vui chơi và “dính chặt” vào điện thoại di động, máy tính bảng, các chương trình truyền hình…

Bên cạnh đó, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc thiếu năng lượng – một nguyên nhân mà ông cho rằng hoàn toàn không đáng. Có đến 86% độc giả trong cuộc khảo sát của VnExpress cho rằng thiếu năng lượng là nguyên nhân chính khiến gia đình họ kém năng động. “Con số này quả thật đáng báo động nhưng cũng không quá ngạc nhiên. Bởi trong các buổi hội thảo về gia đình và qua các nghiên cứu chuyên sâu, không ít phụ huynh chia sẻ rằng sau một ngày làm việc, họ thường cảm thấy mệt mỏi, không còn đủ năng lượng để chơi đùa cùng con” – PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết. Như vậy, ngoài thói quen thiếu vận động và quỹ thời gian eo hẹp thì chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý là nguyên nhận chính gây ra tình trạng này.

2 (1)

Các gia đình cần chú trọng thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ năng lượng để cùng nhau năng động suốt ngày dài

Theo PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, việc duy trì một lối sống năng động không hề khó. Ông gợi ý các phụ huynh hãy cùng con tập luyện thể dục thể thao, chẳng hạn như đi bộ, đánh cầu lông, bơi lội… Vào dịp cuối tuần, cả nhà có thể cùng nhau cắm trại, làm từ thiện, đi chơi xa, khám phá một địa điểm mới… Và quan trọng không kém là đừng quên điều chỉnh khẩu phần ăn hằng ngày để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng gắn kết năng động cùng nhau.

C.A.M & BP

 

Bệnh viện Hạnh Phúc