Thời điểm cuối năm luôn nhộp nhịp những hoạt động xây, sửa nhà, nhằm tạo nên sinh khí mới cho không gian sống. Gia chủ cần những giải pháp thi công nhanh chóng và hiệu quả về mặt thời gian lẫn kinh phí. Trong khi đó, các nhà thiết kế nội thất cần những ý tưởng linh hoạt, có thể giao hòa giữa yêu cầu của khách hàng và  xu hướng đương thời để tránh bị “lỗi mốt”. 

Phong cách cá tính – độc đáo: trần thạch cao được cắt sâu và lồng kính tạo hiệu ứng thoáng mát

Những yếu tố này thường được quyết định bởi sự vận dụng vật liệu một cách khéo léo, và vật liệu nhẹ vẫn được xem là lựa chọn hàng đầu khi cần đến sự uyển chuyển và sắc sảo trong trang trí ở hạng mục trần và vách.
Thạch cao nên là loại vật liệu được cân nhắc đầu tiên khi cần tu sửa nhanh chóng khoảng từ 3 – 5 ngày cho mỗi phòng, không ảnh hưởng đến kết cấu của toàn công trình, và chi phí thấp.  Mỗi mét vuông trần trang trí có giá tham khảo khoảng 160 – 170.000 đồng cho trần chìm sử dụng hệ khung chính hãng của Vĩnh Tường ALPHA và tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc. Đối với các khu vực miền Bắc, với khí hậu có mùa nồm ẩm khó chịu, có thể sử dụng hệ giải pháp chống ẩm cho trần nhà với sản phẩm khung trần chìm BASI kết hợp với tấm calcium silicate DURAflex hoặc tấm thạch cao chống ẩm Gyproc, giá thành khoảng 220.000 đồng cho một mét trần.
Một số kiểu trần thạch cao đơn giản nhưng tinh tế, luôn được ưa chuộng vì phù hợp với nhiều phong cách thẩm mỹ là thiết kế trần giật cấp “thiên trì” (ao trời) được điểm thêm bằng đèn chùm thủy tinh hoặc pha lê cho ánh sáng vàng có tác dụng như “Rồng điểm nhãn” mang nhiều vận khí tốt cho gia chủ, hay trần giật cấp hở với trần dạ đèn giúp phòng tràn ngập ánh sáng ấm cúng và sang trọng. Xu hướng thiết kế trần thạch cao trong những năm tới vẫn sẽ thiên về phong cách “hiện đại – đơn giản”, hay “cá tính – độc đáo” và “sang trọng – tinh tế”.
Ngoài thạch cao còn có những vật liệu nhẹ mới và tiên tiến hơn như calcium silicate, hay còn có tên gọi dân dã hơn là “tấm cứng” vốn đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê cho thấy dự kiến trong năm 2015, nhu cầu tiêu thụ tấm cứng tại nước ta sẽ là 15 triệu m². Hiểu về bản chất và công dụng của calcium silicate sẽ cho phép kiến trúc sư lẫn chủ nhà biến hóa linh hoạt với công trình.
Giải pháp cơi nới không gian như thêm phòng, thêm tầng, hay nâng sàn vốn gặp nhiều khó khăn với vật liệu truyền thống, nay sẽ được thực hiện dễ dàng với vật liệu mới. Có thể lựa chọn làm sàn giả cùng hệ vách bằng tấm xi măng sợi giấy lót sàn DURAflex có độ dày tấm từ 12mm trở lên để giảm tải lên hệ thống móng cũ, và tiết kiệm được thời gian thi công. Nếu thi công đúng cách, tải trọng chịu lực của sàn có thể lên đến trên 5 tấn trên mỗi mét vuông. Sau khi lắp đặt sàn có thể hoàn thiện bề mặt bằng cách lót thảm, ốp gỗ, ốp tấm giả gỗ DURAwood hoặc ốp gạch… tùy theo nhu cầu sử dụng.
Hệ thống vách, có thể sử dụng gạch không nung hoặc tấm DURAflex có độ dày từ 8 – 12mm. Tấm DURAflex với khả năng chịu nước, bảo hành không phân hủy trong 50 năm, là lựa chọn tốt cho việc làm vách ngoại thất, vách tường bao. Vách thạch cao cũng có thể treo được vật nặng với trọng lượng tối đa lên đến 80kg/m2 khi sử dụng tắc kê chuyên dụng. Đối với các khu vực có mật độ lưu thông cao, thường xuyên có tác động mạnh vào mặt vách như các khu vực hành lang, cầu thang… nên sử dụng tấm thạch cao chịu lực GYPROC DURALINE để tăng cường khả năng chịu lực.

Thể hiện phong cách cá tính – độc đáo bằng việc sử dụng các đoạn dầm, đoạn tiếp xúc khéo kéo hay ty treo khiến mảng trần như đang trôi lơ lửng trong không gian

Tấm DURAflex dùng để nâng sàn rất hiệu quả

Phong cách sang trọng – tinh tế đồng thời áp dụng kiểu “thiên trì – ao trời”

Tấm DURAwood giả gỗ với bề mặt không kém gì gỗ thật nhưng hoàn toàn không bị mối mọt, ẩm mốc, hay cong vênh, chuyên dùng để lót sàn

Phong cách hiện đại – đơn giản nhưng không đơn điệu với những đường nét cắt khúc rõ ràng, mạch lạc, tạo cảm giác gọn ghẽ

Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc