(Phụ Nữ Hiện Đại) – Hầu hết các ứng viên có kinh nghiệm sẽ không bất ngờ khi nhận câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” ở phần cuối của buổi phỏng vấn. Nhưng, dù liên tục nhận câu hỏi này thì vẫn có không ít ứng viên chưa biết cách trả lời. Nhiều bạn không tận dụng được cơ hội thậm chí còn mất thêm điểm bởi những sai lầm cơ bản.

Vậy đâu là mẹo để trả lời câu hỏi này khi phỏng vấn tìm việc làm tại nhà uy tín hoặc công việc văn phòng?

Nói rằng bạn không có gì để hỏi

Đây hoàn toàn không phải là một câu trả lời tệ. Tùy vào vị trí phỏng vấn, công việc và nội dung trao đổi trước đó, bạn có thể không đưa ra câu hỏi thêm.

Bởi không phải trường hợp nào, nhà tuyển dụng cũng có mục đích khai thác thêm ứng viên. Đặc biệt, với những vị trí không cần nhiều tư duy, trình độ; những công việc thời vụ, bán thời gian… thì tới 80% câu hỏi đó được cho là “thủ tục” để kết thúc buổi phỏng vấn.

Việc cố đưa thêm câu hỏi đôi khi lại khiến ứng viên mất điểm. Do đó bạn hoàn toàn có thể chia sẻ, mọi điều đã được làm rõ và không có thêm câu hỏi nào khi nhận câu hỏi trên.

Tránh hỏi những vấn đề quá cơ bản

Nhiều ứng viên vì nghĩ sẽ nhận thêm điểm từ nhà tuyển dụng nên cố “nặn” câu hỏi khi được hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Thế nhưng đó lại là nội dung quá cơ bản, ví dụ như chỗ để xe ở đâu, ăn trưa ở đâu, nghỉ trưa chỗ nào…

Đây không phải là câu không được hỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu, quan sát thậm chí chỉ cần kết nối với bất kỳ nhân sự nào trong công ty là đã có câu trả lời. Nên với những câu hỏi dạng đó có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá “mức độ quan tâm” của bạn chỉ dừng ở những điều vụn vặt.

Vậy nên, khi đã xác định hỏi thì cần cân nhắc nội dung câu hỏi, thể hiện được bạn xứng đáng được lựa chọn bởi tư duy, chuyên môn và phẩm chất xuất sắc.

Hỏi về những thứ bạn phải làm

Nếu bạn còn bất kì băn khoăn về công việc thì cần làm rõ để tránh mập mờ. Điều này hoàn toàn đúng, đặc biệt với công việc thiên về lao động cơ bản. Nhưng nếu là công việc cần chuyên môn, kỹ năng, sự sáng tạo; nếu là công việc ở vị trí cấp cao thì câu hỏi chỉ để làm rõ “thứ phải làm” lại khiến bạn mất điểm.

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá, tư duy của bạn bị hạn chế khi chỉ nhìn vào việc làm cụ thể. Trong khi họ tìm một nhân sự có khả năng tạo ra kết quả thậm chí giá trị vượt trội với khả năng làm việc đa nhiệm. Do đó, cần cân nhắc tiêu chí lựa chọn nhân sự của nhà tuyển dụng khi đưa câu hỏi về trách nhiệm công việc.

Làm rõ thêm mong đợi công ty

Một ứng viên thông minh sẽ hỏi thêm về những nội dung nhà tuyển dụng mong đợi sau khi nhận câu hỏi trên. Ví dụ “Tố chất trở thành nhân viên xuất sắc nhất ở công ty là gì”.

Câu hỏi này thể hiện bạn muốn biết tiêu chuẩn công ty để soi rọi bản thân, nỗ lực trở thành nhân viên xuất sắc. Nó thể hiện khát khao, ý chí vươn lên của ứng viên. Ngược lại nhà tuyển dụng có thêm sự tin tưởng khi lựa chọn bạn. Bởi rất có thể tương lai công ty có thêm nhân sự mang lại nhiều giá trị và thành tích đáng nể.

Mong muốn nhận lời khuyên

Tùy vào không khí và mức độ kết nối với nhà tuyển dụng, bạn có thể đặt câu hỏi: “Anh/Chị có thể cho em thêm lời khuyên về kỹ năng cần cải thiện”. Thiện ý nhờ sự góp ý của chuyên gia thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng được huấn luyện, được lắng nghe của bạn. Đây là phẩm chất mà bất kì công ty nào cũng muốn ở nhân sự. Bởi nhà tuyển dụng đôi khi mong chờ không phải ứng viên quá xuất sắc mà là khả năng học hỏi, tiếp nhận lỗi sai, sửa sai và ngày càng phát triển hơn.

Câu hỏi cũng thể hiện sự coi trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng. Do đó, chắc chắn họ sẽ góp ý chân thành cho bạn. Cho dù không trúng tuyển thì lời khuyên đó sẽ có ý nghĩa cho hành trình công việc sắp tới của bạn.

Làm rõ vấn đề nhà tuyển dụng còn băn khoăn

Có những vấn đề nhà tuyển dụng chưa hoàn toàn hiểu rõ. Bởi không phải tất cả nhà tuyển dụng đều đủ khéo léo và lựa đúng thời điểm để làm sáng tỏ điều họ băn khoăn. Đó là lý do vì sao kết thúc buổi phỏng vấn, họ cần thời gian cân nhắc, trao đổi thêm.

Vì vậy, việc bạn chủ động hỏi ngược lại “Anh/Chị còn điểm gì cần làm rõ thêm không?” lại là cơ hội cho nhà tuyển dụng làm rõ điều còn nghi ngờ. Giúp họ điều này cũng đồng nghĩa bạn có thêm điểm và tăng cơ hội trúng tuyển.

Trên đây là một số điểm bạn có thể cân nhắc để trả lời câu hỏi: “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Điều quan trọng bạn cần hiểu mục đích nhà tuyển dụng, hiểu rõ mục tiêu bản thân để đưa ra nội dung trả lời hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

Nam Khánh 

Bệnh viện Hạnh Phúc