[Phụ Nữ Hiện Đại]-CV ấn tượng sẽ tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng ngay ở cái nhìn đầu tiên dù là ở bất kỳ ngành nghề nào. Với designer, điều này cũng không ngoại lệ. Việc bạn bổ sung thêm nhiều kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm sẽ giúp hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và có điểm nhấn hơn.
Hãy cùng tìm hiểu CV xin việc designer nên thể hiện những kỹ năng gì nhé.
Kỹ năng sử dụng các phần mềm chỉnh sửa
Dù là sử dụng mẫu CV đơn giản hay thiết kế bắt mắt thì CV xin việc designer luôn cần các kỹ năng sử dụng các phần mềm chỉnh sửa như Adobe InDesign, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Premiere Pro. Thành thạo bộ 4 kỹ năng này thể hiện bạn có kiến thức chuyên ngành tốt cùng thời gian luyện tập dài hạn. Bên cạnh đó, người đã làm việc với các phần mềm Adobe luôn có những cách nhìn đa chiều, mắt thẩm mỹ cũng tăng dần theo thâm niên. Nếu thành thạo các kỹ năng này, chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các công việc tốt trong mảng thiết kế và các nhà tuyển dụng hẳn “xiêu lòng” với các khả năng như thế này.
Typography/ Typesetting – Thiết kế kiểu chữ
Typography vẫn là yếu tố quan trọng trong các tác phẩm thiết kế dù các công nghệ hiện nay có cải tiến đến đâu. Do đó, kỹ năng sáng tạo kiểu chữ là không thể bỏ qua trong danh sách các kỹ năng designer bắt buộc phải có. Một số tác vụ chẳng hạn như căn chỉnh kiểu chữ, tạo loại chữ mới, kết hợp các kiểu chữ,… có thể quyết định thành công của một thiết kế bởi nó có khả năng truyền tải ý nghĩa sâu sắc.
Kỹ năng thiết kế cho in ấn
Thiết kế cho bản in và mọi thứ liên quan đến kỹ năng này đều được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhờ kỹ thuật vững vàng. Mặc dù công việc của designer là làm việc với nền tảng số, nhưng đa phần các sản phẩm tạo ra vẫn có thể được in ấn trên các chất liệu như giấy, vải,… tùy theo yêu cầu khách hàng. Do đó, đây cũng là một kỹ năng bạn cần lưu ý để bổ sung vào CV xin việc designer.
Kỹ năng đưa ra ý tưởng
Có nhiều người cho rằng việc ý tưởng khá đơn giản nhưng thực tế đây lại là một trong những vấn đề gây khó khăn cho quá trình sáng tạo của các designer. Để giải quyết sự bế tắc này, không ít người đã áp dụng phương pháp moodboard – thể hiện ý tưởng thông qua một bản trình bày. Nó có thể được sử dụng để lưu trữ hình nhiều yếu tố như hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, đồ họa,… Nếu như bạn sở hữu kỹ năng này thì đừng quên thêm vào CV, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đủ khả năng sắp xếp ý tưởng một cách logic, từ đó dễ dàng truy xuất thông tin khi cần tham khảo lại.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu design
Khi công việc designer yêu cầu thu thập dữ liệu, khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin hiệu quả thì đòi hỏi bạn phải “nhảy số” thật nhanh. Bạn cần đưa ra những sự phân tích giúp cho quá trình thiết kế diễn ra một cách hợp lý, đạt được năng suất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn bao gồm việc cân đo đong đếm các yếu tố liên quan để đưa đưa ra quyết định chính xác cho quá trình thiết kế.
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch vững vàng là đặc điểm được đánh giá cao ở các ứng viên, đặc biệt là những ai làm nghề thiết kế. Ví dụ như khi nhận được một dự án với hàng loạt yêu cầu thiết kế, lúc này một thiết kế giỏi sẽ không tiến hành làm việc theo từng mục mà sẽ sắp xếp theo logic để cho các hạng mục luôn hoàn thành đúng hạn. Kỹ năng này đi liền với sự đúng giờ và hoàn thành deadline – một trong những phẩm chất tạo nên một designer giỏi, có khả năng gắn bó với nghề lâu dài.
Kỹ năng tiếp thị
Các sản phẩm thiết kế hầu hết đều có mục đích tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Do đó, các khái niệm về SEO, quảng cáo và cách các công ty nhắm mục tiêu cũng như tiếp cận khách hàng nên có trong CV designer của bạn. Tất nhiên, bạn không cần phải là một chuyên gia nhưng cần có khả năng hiểu và giải thích các khái niệm này.
Kỹ năng giao tiếp
CV xin việc designer chắc chắn không thể thiếu kỹ năng giao tiếp bởi nó đặc biệt quan trọng. Các designer sẽ phải sử dụng cách diễn giải bằng ngôn từ lời nói hoặc văn bản của mình để truyền đạt sản phẩm thiết kế. CV xin việc của bạn nên chứng minh được toàn bộ kỹ năng giao tiếp trong quá trình làm việc chẳng hạn như bạn đề cập đến kinh nghiệm thuyết trình dự án, kinh nghiệm làm MC cho một buổi giới thiệu sản phẩm thiết kế,…
Kỹ năng làm việc nhóm
Từ kỹ năng giao tiếp cơ bản với đồng nghiệp cho đến phối hợp với đồng nghiệp trong một dự án nhóm của sesigner sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả làm việc. Kinh nghiệm trước đây cho thấy bạn đã đạt được thành công khi làm việc nhóm sẽ là bằng chứng thuyết phục giúp CV xin việc designer của bạn trở nên đáng tin cậy hơn.
Pha Lê