Đau khớp là bất ổn khá phổ biến ở nhiều người. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 54 triệu người bị ảnh hưởng bởi các bất ổn về khớp.
Bạn có thể tham khảo các lời khuyên sau đây từ các chuyên gia để cải thiện chứng đau khớp của mình.
1. Vận động hợp lý
Nếu bạn bị bất ổn về khớp, dịch chuyển là chìa khóa giúp duy trì sức khỏe khớp.
Các khớp của chúng ta được cấu thành từ một bao khớp và dịch hoạt mạc bên trong bao khớp đó. Dịch hoạt mạc có tác dụng như chất bôi trơn giúp khớp dịch chuyển chuyển ít đau hơn, ít gây ra cọ xát mạnh hơn.
Đi bộ, vận động thể chất vừa phải cũng giúp ích cho người bị các chứng đau khớp
Do vậy, di chuyển thường xuyên và thực hiện các bài tập ít áp lực là cách tốt nhất kích thích cơ thể tăng sản xuất dịch nhờn, chống và giảm đau khớp. Tuy nhiên, nếu đang bị đau khớp, việc quan trọng và đơn giản cần làm là để cho khớp được thư giãn và nghỉ ngơi.
Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đau lưng dưới giảm đau đáng kể nếu thường xuyên đi bộ, cưỡi xe đạp.
Sụn có các tế bào sống bên trong – chondrocyte, cũng có mặt trong collagen và các protein khác. Các cấu trúc này giữ nhiều nước, đóng vai trò “thiết bị giảm xóc” cho các khớp.
Khi các khớp bị hư hại, cấu trúc này phóng thích nước giữ bên trong và gây sưng tấy. Các tế bào sụn không có nguồn cung máu nên cần được mát-xa để loại bỏ các phụ phẩm chuyển hóa. Chúng ta có thể mát-xa cho các cấu trúc này hiệu quả bằng cách dịch chuyển các khớp và vận động phù hợp.
2. Giảm cân
Giảm cân giúp cải thiện sức khỏe trên nhiều phương diện và cũng lợi cho sức khỏe khớp.
Theo các chuyên gia, cứ mỗi 0,4 kg trọng lượng giảm xuống, chúng ta sẽ giảm được khoảng 1,8 kg áp lực lên đầu gối. Càng ít áp lực lên gối, sụn càng ít bị phá hủy.
Do đó, giảm cân kết hợp với các bài thể dục nhẹ, ít áp lực là cách tốt nhất giúp cải thiện các bất ổn về khớp. Bạn có thể áp dụng các bài tập tăng sức mạnh cho cơ, căng cơ và yoga để hỗ trợ khớp.
Ngoài ra, tập aerobic, cưỡi xe đạp hay chạy bộ tại chỗ cũng đều giúp giảm nguy cơ đau khớp.
3. Điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày
Người bị các bất ổn về khớp nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung omega-3 kết hợp với duy trì thể trọng khỏe mạnh – đây là giải pháp dài hạn giúp ngăn sự hư hoại sụn khớp.
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa được cho là có khả năng ngăn mất sụn nhưng không thể giúp tái tạo sụn. Một số nghiên cứu gợi ý, có thể giảm thoái hóa sụn qua hấp thu dầu ô liu, dầu cá, các loại cây họ đậu và các thực phẩm giàu axit béo omega-3.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm và tránh các thức ăn có thể gây viêm nhiễm các khớp và cơ thể như các sản phẩm bơ sữa, ngũ cốc, thịt đỏ các loại.
4. Sử dụng liệu pháp nhiệt
Chườm nóng hay chườm lạnh có thể giúp điều trị đau khớp ở nhiều người.
Nếu có cảm giác tê cứng các khớp vào buổi sáng, hãy thử tắm bằng nước ấm hoặc chườm nóng để làm giãn các mô và khớp; giúp thư giãn các khớp.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau khớp (không chỉ bị tê), chườm lạnh trong thời gian 10 phút là cách tốt nhất để làm dịu vùng bị đau, giảm viêm nhiễm, giúp các khớp thư giãn.
5. Cân nhắc sử dụng chế phẩm bổ sung
Theo các chuyên gia, các sản phẩm bổ sung glucosamine và chondroitin cũng có thể giúp ích cho sức khỏe khớp, cải thiện các bất ổn về khớp.
Vì không có cách nào triệt tiêu các bất ổn về khớp, việc thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày đều giúp cải thiện sức khỏe của khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống người đau khớp.
Nguồn: giacngo.vn
https://giacngo.vn/yhocsuckhoe/2020/03/25/3750D2/