Theo định lượng dinh dưỡng, ½ cốc yến mạch chứa 4g chất xơ – đáp ứng 14% nhu cầu chất xơ hàng ngày cho cơ thể và 5g protein thực vật.
Ngoài carbohydrate, các loại hạt ngũ cốc còn cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, magnesium, kẽm, selenium, các vitamin nhóm B, calcium và potassium.
oatmeal.jpg
Tích hợp yến mạch vào bữa điểm tâm hàng ngày mang đến nhiều lợi ích sức khỏe – Ảnh minh họa
Giàu chất chống oxy hóa
Yến mạch chứa các hợp chất polyphenol, là những thành phần kháng viêm nhiễm và chống oxy hóa giúp giảm mức stress oxy hóa trong cơ thể, hạn chế hoạt động phá hủy tế bào của các phân tử tự do – theo nghiên cứu phát hành năm 2018 trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Thế giới.
Do vậy, các polyphenol tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2 và béo phì.
Là nguồn cung chất xơ tốt cho cơ thể
Đặc biệt, trong yến mạch có chất xơ beta-glucan, hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm mức cholesterol và đường huyết nên giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, tim mạch. Phát hiện này được công bố trên tạp chí khoa học của Viện Dịch tễ Quốc gia Ba Lan năm 2018.
Beta-glucan hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa, bảo vệ chúng ta khỏi xơ cứng thành mạch, các bệnh suy giảm chức năng thần kinh (trong đó có Alzheimer) và ung thư.
Một báo cáo đăng trên tạp chí Tiểu đường của Canada khẳng định, tiêu thụ yến mạch trong chế độ ăn hàng ngày, dù trong thời gian ngắn cũng mang lại lợi ích đáng kể trong việc hạ giảm đường huyết, cải thiện hoạt tính của insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Do đó, yến mạch cũng chính là một phần trong chế độ ăn an toàn với bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, loại chất xơ này còn có vai trò như prebiotic, kích thích sự tăng trưởng của vi sinh có lợi trong đường ruột; làm chậm và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Vì là chất xơ, beta-glucan hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm thiểu các viêm nhiễm trong đường ruột.
Yến mạch tốt cho người muốn giảm cân
Bắt đầu một ngày mới bằng bữa điểm tâm với yến mạch giúp kiểm soát thể trọng cơ thể vì loại hạt này giúp kéo dài cảm giác no sau khi ăn – theo tạp chí Khẩu vị năm 2016.
Là ngũ cốc nguyên cám, hạt yến mạch giúp kiểm soát cân nặng qua việc hỗ trợ trao đổi chất. Một nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần tiêu thụ yến mạch (hoặc các loại ngũ cốc nguyên cám khác), tỉ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi RTR (đo mức calori đốt cháy khi bạn không hoạt động) tăng lên ở người ăn nhiều yến mạch.
Theo nghiên cứu phát hành năm 2015 trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng, người thường xuyên hấp thu ngũ cốc nguyên cám có trọng lượng cơ thể thấp hơn, vòng bụng nhỏ hơn, chỉ số khối cơ thể BMI thấp hơn.
Yến mạch tốt cho sức khỏe toàn diện
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong số một ở cả nam và nữ giới tại Hoa Kỳ. Tạp chí Tim mạch ngăn ngừa châu Âu (2019) gợi ý, yến mạch có thể làm giảm nguy cơ không chỉ với bệnh tim mạch mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Các nhà khoa học phân tích 16 nghiên cứu để tìm hiểu liệu chế độ ăn có nhiều thực phẩm khỏe mạnh có giúp con người sống thọ hơn không và 17 nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ của thực phẩm đối với bệnh tim mạch. Kết quả cho thấy, tiêu thụ ngũ cốc nguyên cám, với yến mạch trong bữa điểm tâm giúp giảm nguy cơ tử vong vì bất cứ lý do gì, trong đó có bệnh tim mạch.
Nguồn: giacngo.vn
https://giacngo.vn/amthucchay/2020/08/24/1A529B/
Bệnh viện Hạnh Phúc