Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, tiền ảo đã được ra đời và trở nên rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Theo đó, tiền ảo không chỉ sử dụng với mục đích đầu tư, giao dịch mà đã có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới cho phép thanh toán bằng tiền ảo. Vậy tại Việt Nam thì sao? Tương lai của tiền ảo sẽ thế nào và liệu nó có được Chính phủ chấp thuận để sử dụng hợp pháp?

Hiểu đúng về tiền ảo

Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn các khái niệm tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa. Tiền ảo (tiền điện tử không pháp định) là một loại tiền không được phát hành, không được kiểm soát bởi ngân hàng hay nhà nước. Tiền ảo được phát hành bởi nhà phát triển và được chấp thuận trong một cộng đồng cụ thể. Loại tiền này không nhất thiết gắn với tiền pháp định. Nó có thể được lưu trữ, chuyển nhượng hoặc giao dịch điện tử. Tiền mã hóa được coi là một nhánh con của tiền ảo. Loại tiền này sử dụng mật mã để đảm bảo tính minh bạch và không bị thay đổi của giao dịch. Các đồng tiền mã hóa nổi bật hiện đang được giao dịch trên các sàn mua bán tiền ảo  hiện nay có thể kể đến như: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC),…

Sự phổ biến của đồng tiền ảo trên thế giới

Theo finance.yahoo, tỷ lệ sở hữu tiền ảo trung bình theo quốc gia là 3.9% và hơn 18.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện chấp nhận một số hình thức thanh toán bằng tiền điện tử. Các doanh nghiệp chấp nhận tiền ảo làm phương thức thanh toán có thể kể đến như: Overstock, PayPal, Microsoft, AT&T, Starbucks, Travala,…Đa số đồng tiền ảo mà các doanh nghiệp này chấp nhận là Bitcoin. một số lý do để các doanh nghiệp này chấp nhận tiền ảo làm phương thức thanh toán có thể kể đến như: rẻ hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn,…Không chỉ vậy, Bitcoin – đồng tiền ảo đầu tiên của thế giới cũng được rất nhiều người nổi tiếng ủng hộ như Elon Musk, Jack Dorsey, Jay-Z và rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác.

Rất nhiều công ty lớn trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.

Theo finance.yahoo, Nigeria là nước sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo khác phổ biến nhất. Theo đó, văn hóa cũng như những điều kiện đặc biệt của nước này đã thúc đẩy xu hướng sở hữu và giao dịch tiền điện tử. Theo đó, một cuộc khảo sát năm 2020 đưa ra kết quả: trong số 32% người được hỏi thì có đến gần ⅓ cho biết đã sử dụng hoặc sở hữu một loại tiền điện tử. Ngoài Nigeria, một số nước khác có tỉ lệ sử dụng tiền ảo phổ biến là Philipines, Thổ Nhĩ Kỳ, Peru, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Đức Nhật Bản và Việt Nam.

Sự phổ biến của tiền ảo tại Việt Nam

Theo một báo cáo của Bộ Tư Pháp năm 2018 cho biết, Việt Nam là nước có hoạt động giao dịch – đầu tư tiền kỹ thuật số sôi động chỉ sau nước Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 2021, finance.yahoo đã xếp hạng Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong danh sách top 10 nước trên thế giới nắm giữ và giao dịch tiền ảo.

Báo cáo của Bộ Tư Pháp cũng cho biết các tài khoản tại nước ta có mức độ giao dịch trên các sàn quốc tế rất lớn. Theo đó, có tới hàng triệu lượt truy cập và thực hiện giao dịch tiền ảo mỗi ngày tại Việt Nam với số tiền giao dịch từ khoảng 200 cho đến 300 tỷ đồng. Những con số này có thể cho thấy sức hấp dẫn và phổ biến của tiền ảo đối với người dùng tại Việt Nam.

Việt Nam nằm trong top quốc gia nắm giữ và giao dịch tiền ảo nhiều nhất.

Thực tế, thị trường tiền ảo hấp dẫn bởi nó là một thị trường mới và có rất nhiều tiềm năng để kiếm lợi nhuận. Theo đó, chỉ với một chiếc smartphone, người dùng hoàn toàn có thể mua bán, trao đổi tiền ảo và kiếm lợi nhuận. Thực tế, đã có không ít người dùng thu được một khoản lợi nhuận khủng khi đầu tư tiền ảo. Hiện nay tại nước ta, người dùng có thể mua bán tiền ảo tại các sàn giao dịch hoặc trên các hội nhóm hay các ứng dụng.

Trong tương lai, liệu tiền ảo có được chấp nhận tại Việt Nam?

Hiện nay, tại nước ta chưa có quy định rõ ràng về hoạt động phát hành, mua bán cũng như trao đổi tiền ảo. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tiền điện tử nói riêng và tài sản ảo nói chung đang là một xu thế trên toàn cầu. Với xu hướng đó, Quyết định 1255/Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc hoàn thiện vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản ảo, tiền điện tử. Theo đó, các ban ngành liên quan cần hoàn thành việc rà soát cũng như đánh giá về thực trạng pháp luật đối với những tài sản ảo, tiền điện tử,…

Bộ Tài chính đã thực hiện thành lập tổ nghiên cứu về tiền ảo, tài sản ảo để đề xuất các cơ chế, chính sách, hướng tới việc tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền cũng như lợi ích cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

Sau đó, Quyết định số 942/QĐ-TTg ban hành tháng 6/2021, trong phần giải pháp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ cần nghiên cứu, xây dựng cũng như thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên blockchain.

Vào tháng 10/2021, Chính phủ cũng phê duyệt Đề án phát thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn năm 2021 – 2025. Đầu mối chủ trì là Ngân hàng nhà nước kết hợp với các đơn vị, ban ngành liên quan. Trong đề án này có yêu cầu về nghiên cứu cũng như đề xuất các chính sách và cơ chế liên quan đến tiền kỹ thuật số của quốc gia.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Chính phủ đã có rất khá nhiều đề án liên quan đến nghiên cứu và phát triển tiền ảo. Chúng ta có thể hy vọng trong tương lai, tiền điện điện tử sẽ được chấp thuận để sử dụng một cách hợp pháp.

Trong thời gian tới, tiền ảo vẫn được kỳ vọng là có nhiều sự phát triển trên thế giới. Nó đã mang lại rất nhiều tiện ích trong cuộc sống (ví dụ như việc thanh toán) và là kênh đầu tư được nhiều người chọn lựa.

R.V.M 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc