Rau ngót là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm hại cơ thể.
 
Theo y học cổ truyền, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Rau bồ ngót hay còn gọi là rau ngót, bù ngót thuộc họ Thầu dầu, cây nhỏ, có thể cao đến 1.5m hay hơn, phân cành nhiều. Lá mọc so le, dài tới 6 cm, rộng tới 3 cm, có cuống ngắn, với 2 lá kèm nhỏ. Phiến lá nguyên, hình trứng dài hoặc bầu dục, có mép nguyên. Hoa đơn tính mọc thành xim đơm ở kẽ lá. Hoa cái ở trên, hoa đực ở dưới. Quã nang hình cầu, màu trắng. Hạt có vân nhỏ.
Trong 100g rau ngót cung cấp: năng lượng 35kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g celluloza; 169mg canxi; 2,7mg sắt; 123mg magiê; 2.400mg mangan; 65mg phospho; 457mg kali; 25mg natri; 0,94mg kẽm; 190µg đồng; 185mg vitamin C và 6.650µg vitamin A.
Tac-dung-cua-rau-ngot-voi-suc-khoe

Tác dụng chữa bệnh “kỳ diệu” của rau ngót

Rau ngót là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nên được xem là loại rau bổ dưỡng đối với nhiều người. Ngoài ra, rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… Hai vitamin này là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Nó cũng có nhiều papaverin – chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật.

Giúp giảm cân

Trong rau ngót chứa nhiều chất xơ, hàm lượng calo, gluxit và lipit đều thấp. Chính do vậy mà rau bồ ngót phù hợp với những người đang trong chế độ ăn kiêng.

Hỗ trợ làm đẹp

Tac-dung-cua-rau-ngot-voi-suc-khoe

Nước ép từ rau ngót là một loại thức uống hữu hiệu dùng để trị nám hiệu quả. Tuy nhiên nhiều người khuyên rằng không nên cho đường vào nước để hưởng được trọn vẹn dưỡng chất có trong rau. Uống nước ép từ rau ngót là cách trị nám hữu hiệu mà nhiều chị em đã áp dụng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho đường vào, mà hãy uống nước cốt nguyên chất.Một cách khác là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám. Sau đó, bạn nên thư giãn khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh.

Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường

Những người mắc phải bệnh tiểu đường thường được các bác sĩ khuyên hạn chế sử dụng nhiều tinh bột và đồ ngọt. Chính vì thế, sử dụng rau ngót có thể giúp là chậm quá trình hấp thụ các chất này, hạn chế được phần nào lượng đường trong máu.

Chữa yếu sinh lý và khơi dậy ham muốn tình dục

Tac-dung-cua-rau-ngot-voi-suc-khoe
Đối với nam giới, các chất trong rau ngót có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid… Đây là các hợp chất giúp làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, giúp khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

Chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị ra nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là vào ban đêm chủ yếu là do trẻ bị thiếu vitamin hoặc do bố mẹ ủ ấm con quá kỹ khiến trẻ bị nóng. Một trong những cách hiệu quả giúp trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là, hãy dùng 30gr rau ngót, 30gr bầu đất, 1 quả bầu dục lợn nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ, nó còn là bài thuốc kích thích ăn uống ở những trẻ biếng ăn.

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Rau ngót rất tốt cho phụ nữ sau sinh, bởi tính thanh mát, vị ngọt, giải độc, thanh lọc, lợi tiểu, lại ít chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vitamin C dồi dào (hơn cả cam và ổi) giàu chất xơ, lượng đạm thực vật cao, bổ dưỡng. Đối với các chị em sau khi sinh, món rau ngót không thể thiếu trong các món ăn hằng ngày bởi ngoài bồi bổ, lợi sữa, còn có tác dụng giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến Sức Khỏe.

Chữa sót rau thai

Trong rau ngót có chứa Papaverine là một chất có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, thúc đẩy tử cung co bóp. Dùng 40gr rau ngót rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút rau sẽ ra hết.

Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ

Tac-dung-cua-rau-ngot-voi-suc-khoe
Rau ngót rất giàu các vitamin nhóm B, C, nhiều protein và beta carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch chống viêm nhiễm, ngăn ngừa các bệnh về mắt giúp tăng trưởng tế bào, và duy trì làn da khỏe mạnh cho các bà mẹ sau sinh.

Rau ngót chữa sỏi thận

Theo như y học, rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu, ngoài ra nó còn có công dụng bổ huyết, cầm huyết, hóa huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm….Rau ngót sinh tâm dịch, bổ âm, có nhiều chất xơ. Rau có chứa nhiều vitamin và những chất khoáng, nhiều đạm nên được rất nhiều người tin dùng để thay thế cho những chất đạm từ động vật, hạn chế những rối loạn chuyển hóa caxi, đây là nguyên nhân chính gây ra loãng xương và sỏi thận.Những bệnh nhân bị sỏi thận cần phải bổ sung thêm rau ngót vào những bữa ăn hàng ngày, nó sẽ hỗ trợ cho quá trình bài tiết sỏi thận.

Hạ huyết áp

Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

Tăng lượng vitamin A

rau ngót là một nguồn vitamin A tương đối cao, giúp cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.

Lưu ý khi ăn rau ngót

Rau ngót tuy rất tốt và có lợi cho sức khoẻ tuy nhiên cũng có những tác hại cần phải lưu ý để khi sử dụng không ảnh hưởng đến:
Rau ngót có thể gây sảy thai: Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai. Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Rau ngót gây mất ngủ: Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ.
Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho: Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Nguồn: baosuckhoecongdong.vn
https://baosuckhoecongdong.vn/tac-dung-cua-rau-ngot-voi-suc-khoe-160146.html

 

Bệnh viện Hạnh Phúc