Theo Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/1/2016, tuổi đời hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ tăng dần mỗi năm 1 tuổi đến khi nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi trở lên (quy định hiện nay là nam 50 tuổi và nữ 45 tuổi) với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định. Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tuổi nghỉ hưu là nam đủ 50 tuổi và nữ đủ 45 tuổi.

tang-tuoi-nghi-huu-doi-voi-nguoi-bi-suy-giam-kha-nang-lao-dong-bb-baaadFvHhm

Đồng thời, luật sửa đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH đối với lao động nam để được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng như sau: Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi mỗi năm tăng thêm 1 năm cho đến khi 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45% ; đối với nữ 15 năm đóng BHXH tương ứng với 45% và sau đó cả nam và nữ đều tính thêm 2% cho mỗi năm, mức tối đa năng 75%. Như vậy, để đạt được mức hưởng tối đa 75% thì nam phải đóng BHXH 35 năm và nữ đóng 30 năm. Đồng thời, tăng tỷ lệ giảm trừ nghỉ hưu trước tuổi từ 1% (như quy định trước đây) lên 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Đáng chú ý, đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn chỉ cần có đủ 15 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, đối tượng này không được điều chỉnh lương hưu theo mức lương cơ sở nếu mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

Theo Lao Động Thủ Đô

Bệnh viện Hạnh Phúc