“Tôi cho thuê tử cung nếu tôi có thể,” bà Lourdes nói. “Một người đàn bà có thể kiếm được một gia tài nhờ là một chuyện tự nhiên mà có gì đâu.”. Doanh nghiệp gia đình: các chị em nhà Hernandez (từ trái sang phải Milagros, 30, Martha, 30, Paulina, 22, và Maria, 27, đều đang mang thai với những đứa bé đẻ thuê. Tất cả bọn trẻ rồi sẽ lên ở bên kia đại dương dù sinh ở Mexico, nơi những người mẹ sinh chúng sống cùng gia đình.
Bốn chị em đứng tán chuyện bên dưới dây phơi đồ, đứa bé đang lớn làm gò bụng lên thấy rõ bên dưới chiếc áo thun bó.
Nhưng các chị em thất nghiệp nhà Hernandez không hề mong muốn sự ra đời của những đứa con dạng cầu tự. Chẳng qua họ đang hành nghề “cho thuê tử cung”, sẵn sàng chịu đau đớn vượt cạn để kiếm vài ngàn đô từ những người châu Âu tuyệt vọng. Họ sẵn sàng trả nhiều hơn số tiền mà những người mẹ đơn thân này kiếm được trong 20 năm để có được một mụn con sinh học của chính họ.
Đây là một doanh nghiệp gia đình – chuyện làm ăn này không thể bàn tán bên ngoài đường. Đây chỉ là một mắt xích trong ngành công nghiệp đẻ thuê bí mật, và đôi khi phải hối lộ của Mexico.
“Hàng xóm tố chúng tôi đang chạy một đường dây buôn lậu trẻ sơ sinh,” Martha nhún vai nói. Cô đang mang thai bốn tháng mướn cho một người đàn ông Pháp đồng tính.
“Nhưng chúng tôi là những người mẹ đơn thân thất nghiệp phải tự lo lấy tương lai của chính mình.”
Người chị cả trong nhà là Milagros lần đầu tiên tình cờ dính líu đến chuyện làm ăn “cho thuê tử cung” vào năm 2013, “qua giao dịch miệng – đó là cách làm ăn mọi thứ ở xứ Tabasco này,” cái bang đói nghèo mà họ đang sống – và chuyện kinh doanh này đang bùng nổ.
Quyết định của cô hoàn toàn thực dụng: gia đình Hernandez ăn ở không, tất cả đều sống trong khu ổ chuột, tiền bạc chật vật nên “cả nhà phải làm ăn kiểu này thôi”.
Nếu phải cho thuê tử cung hay làm bất cứ thứ gì kiếm ra tiền nuôi gia đình thì cứ làm thôi, Milagros nói.
Là người mẹ đã có ba con, tất cả đều không cùng một cha, bà cười khi nói chuyện với tờ MailOnline rằng “khoái lạc tình dục là cái duy nhất thiếu trong việc đẻ thuê.”
Nhưng giao những đứa trẻ, những người không phải là máu mủ với họ, cho cha mẹ chúng là một sự đau đớn – nhất là vì họ cho chúng bú mới trong vòng mười ngày đầu sau sinh. Trong ảnh, Martha đang khoe một tấm hình của đứa bé đầu tiên cô mang thai, Sara, giờ đây đang sống bên châu Âu.
Tuy nhiên, cho đến khi chị kiếm được 16.000USD từ vụ mang thai hộ thành công đầu tiên, Martha, cô em kề của chị quyết định theo chân chị hai. Sau đó, Maria, 27, bà mẹ ba con, và Paulina, cô em út 22 tuổi, thấy rằng mình có thể kiếm tiền kiểu này.
Rốt cùng là số tiền bình quân 14.500USD cho một lần đẻ thuê thành công, mọi chi phí sinh sống trong thời gian mang thai chín tháng đều được khách hàng đài thọ. Người anh em của những phụ nữ này đang làm việc với mức lương tối thiểu ở bang thủ đô phải mất mười năm để có được số tiền như thế.
“Là một người mẹ đơn thân ở một nơi đói nghèo như Villahermosa, chọn lựa công việc của họ hoặc là đi làm hầu bàn hoặc làm đĩ,” Milagros nói. “Đẻ thuê là con đường bảo đảm tương lai cho các con tôi dễ dàng.
Người bà trong gia đình, bà Lourdes đứng nhìn các cháu gái của mình qua cửa, trông trẻ hơn so với tuổi 81 của bà, gật đầu biểu đồng tình.
“Tôi sẽ cho thuê tử cung của mình nếu tôi còn có thể,” bà nói. Bà thừa nhận là sẵn sàng khuyến khích các cháu gái của mình mang thai càng nhiều càng tốt trước khi chúng không thể làm ứng viên nữa ở tuổi 35.
“Một người phụ nữ có thể kiếm tiền từ một việc làm tự nhiên mà.”
Nhưng điều không tự nhiên đối với mấy chị em nhà Hernandez là giao những đứa bé cho các gia đình mới, mặc dầu họ thực tế là không có mối quan hệ máu mủ.
Martha là người thứ hai tham gia doanh nghiệp gia đình. Đây là lần đẻ thuê thứ hai, và đã mang thai năm tháng. Đẻ đứa bé này cô sẽ thu nhập nhiều hơn người anh em của cô với đồng lương chết đói ở thủ đô phải cật lực trong mười năm.
Các chị em thậm chí còn phải cho trẻ bú sữa mẹ trong 10 ngày sau khi sinh – làm cho mối thân tình khó xa rời hơn.
Paulina đã nhìn thấy các chị em của mình giao các bé cho khách hàng vào cuối thai kỳ. Bảy tuần lễ trong lần mang thai hộ đầu tiên, người mẹ có hai con này nói rằng cô vẫn “đang khiếp sợ cái giây phút mà cô phải từ bỏ đứa bé mà cô đã mang nặng đẻ đau.”
Nhưng Milagros xua những ý nghĩ đó khỏi tâm trí của chị.
“Khi đã tới kỳ sanh, tôi sẽ vượt cạn ở một bệnh viện tại Villahermosa với sự hiện diện của hai người cha,” chị nói.
“Tôi cho đứa bé bú trong vòng mười ngày, sau đó giao chúng cho khách hàng. Điều đó luôn có chút khó khăn.”
Milagros nói về nỗi đau mà chị phải chịu khi những người khách hàng đầu tiên của chị, một cặp vô sinh đến từ Sinalos ở miền tây Maxico, cắt đứt mọi quan hệ giữa chị và đứa bé trai chị phải mang thai chín tháng.
“Tôi vẫn còn thao thức lúc nửa đêm cứ tự hỏi bé đâu rồi và rồi bé sẽ ra sao,” chị nói với tờ MailOnline. “Tôi hy vọng rằng các khách hàng hiện nay của tôi sẽ tiếp tục cho tôi giữ liên lạc với đứa bé một khi tôi giao nó cho họ.”
“Bạn phải tự cắt đứt tình cảm với việc mang thai,” Martha nói một cách dứt khoát.
Nhưng rồi có vẻ như cô quên mất lời tự khuyên chính mình, hãnh diện khoe tấm ảnh đứa bé cô đẻ thuê đầu tiên.
“Tôi cho thuê tử cung nếu tôi có thể,” bà Lourdes nói. “Một người đàn bà có thể kiếm được một gia tài nhờ là một chuyện tự nhiên mà có gì đâu.”
Khách hàng của cô – người cha của bé gái – vẫn đều đặn gửi ảnh đứa con gái hai tuổi tên Sara – không phải tên thật – lên Facebook, cô hy vọng ông ấy tiếp tục làm như thế trong vô vọng.
“Tôi cảm thấy như thể Sara là đứa con gái đầu lòng của mình, dù biết ngay từ đầu rằng nó sẽ bị bắt đi, nên tôi cố cắt đứt tình cảm của mình với sự thực, nhưng rốt cùng tôi không thể làm được điều đó,” cô thừa nhận.
“Khi họ trao cho tôi đứa bé sau khi tôi sanh, tuy rằng bé ấy da trắng và tóc vàng, tôi nhìn thấy khuôn mặt con và nghĩ rằng bé ấy giống tôi. Một cảm giác rất kỳ, giống như tranh cãi giữa tình và lý.”
Cảm giác trở nên lẫn lộn khi Martha chấm dứt ba ngày một mình bên cô bé gái, bé ra đời sớm và làm cho Martha rất là nhớ đến lần cô sinh con đầu lòng.
“Những ngày ở cùng với con bé trong bệnh viện tư nhân làm tôi cảm thấy yêu thương nó, điều mà tôi biết là không nên cảm thấy.
“Khi người cha đến, ông muốn tận dụng tối đa thời gian ở bên đứa bé, và tôi cho rằng mình đã có chút ghen tỵ trong lòng, mặc dầu đầu óc tôi nói rằng không nên. Mặc dầu tôi chẳng có quan hệ máu mủ tôi vẫn cảm thấy có một sự gắn bó rất mạnh mẽ.”
Cô nhớ lại ngày chia tay đứa bé: “Tôi cố sức tập trung vào những khoảnh khắc còn lại với bé. Khi họ rời đi tôi hôn bé một lần nữa và họ chuyển đến khách sạn.
“Khoảng một tháng đầu tiên sau khi họ rời đi tôi thực sự buồn bã. Tôi thức giấc trong đêm mong đợi để nghe tiếng Sara khóc đòi tôi, nhưng chẳng có gì cả.
“Tôi dồn mọi thứ cho các con trai của mình.”
Nhưng đối với Martha, cô tin rằng cô sẽ được nhiều hơn là mất.
Các quy định mới đã được ban ra tại Tobasco, nơi mà chính quyến hy vọng quản lý được ngành công nghiệp trị giá 131.450.000USD. Nhưng, Maria, trong hình, đang né luật – cô hy vọng mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Cô đang là mẹ của ba đứa con trai, nhưng chỉ có hai đứa sống với cô trong căn chái hai phòng trên tằng hai của căn nhà gia đình.
Đứa út, Angel Eduardo, đang sống với ông bà nội của nó vì họ không cho nó “sống nghèo khổ” với mẹ nó.
Nhưng đến giờ, với 20.450USD cô nhận từ khách hàng đầu tiên, rốt cuộc rồi cô có thể ra đi. Căn nhà mới của cô có thể tậu ngay trong tháng tới.
Tuy nhiên, số tiền mà những người phụ nữ này đang kiếm được chẳng là gì đối với một ngành công nghiệp trị giá 131.490.000USD mỗi năm chỉ tính riêng tại bang Tobasco – phần lớn số tiền sẽ rơi vào các hãng trung gian: mỗi một lần như thế họ thu đến 70.000USD, và trả cho những người phụ nữ chi khoảng 14.600USD.
Đó là một ngành công nghiệp vô cùng luật rừng, nó làm sai lệch bệnh án, nó gây ra những cuộc chiến pháp lý về con cái và thậm chí còn buộc phá thai – những điều mà Milagros biết quá rõ.
Lần đẻ thuê đầu tiên của Milagros là một bí mật cách đây ba năm. Cô được người ta hứa trả 23.400USD nếu xuôi chèo mát mái, nhưng rồi bị bắt phá thai khi khách hàng lạnh lưng vì sợ. Lần đó cô được hứa trả một nửa số tiền, nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra.
Kể lại chuyện đó cô vẫn còn sốc, và chỉ mới gần đây chính quyền Tabasco đã có các biện pháp dẹp ngành công nghiệp này thông qua một cải cách hôm 13/1, đưa ra các hạn chế gắt gao đối với du lịch thuê đẻ trong tiểu bang.
Nhưng có thể đã quá muộn: việc đẻ thuê đã trở nên phổ biến trong những khu nghèo khó như Gaviotas, một huyện nghèo ở trung tâm Villhermosa, nơi mà “ai ai cũng biết bà nào cũng đã bán tử cung cho một khách nước ngoài”, theo Omar Tejeda, một người dân địa phương.
“Toàn bộ cộng đồng này đã biến thành một nhà máy chết tiệt cho ra đời các bé ngoại quốc,” ông nói với tờ MailOnline, khi đang đứng trong khu vườn trước nhà ở trung tâm huyện. “Không bà nào chịu thú nhận chuyện đó, nhưng rõ ràng đứa bé không hề xuất hiện sau khi họ sanh.”
Đối với chị em nhà Hernandez, họ đã ló khôn trước những qui định làm còm cõi thu nhập của họ.
Maria, 27, được một cặp người Hà Lan tiếp cận trực tiếp – điều mà cô hy vọng né được luật, nhưng cuối cùng cốt là kiếm được nhiều tiền hơn.
“Chúng tôi chỉ nói miệng với nhau,” Maria, hiện đã mang thai bảy tuần và đã có ba con, nói với MailOnline. “Cặp ấy đến Mexico để tìm người mang thai đẻ thuê và họ tìm đến tôi.
“Họ thu xếp toàn bộ vụ này, và họ sẽ lo thủ tục sinh đẻ hợp lệ khi tôi giao đứa bé cho họ vào tháng 11. Bất kỳ tư vấn của hang môi giới nào cũng đều là thuần tư vấn, và tên của chúng tôi không xuất hiện trên bất cứ giấy tờ nào.
Và Milagros, đã hai lần sanh mổ, đã nghĩ tới người khách hàng sắp tới của cô, người mà cô hy vọng sẽ gặp vào khoảng tháng 3 năm sau, sáu tháng sau khi cô sanh vào tháng 10.
“Tôi cứ tiếp tục cho thuê tử cung khi nào còn có thể,” cô nói.
“Tôi hy sanh thân thế mình cho một tương trong một đất nước mà mọi chuyện đều khó khăn.”
Khởi Thức
Theo MailOnline/TGTT
http://tiepthithegioi.vn/loi-song/gia-dinh/tam-su-cua-4-chi-em-mot-gia-dinh-chuyen-de-thue/