(Phunuhiendai.vn) – Đến năm 2050, 75% dân số thế giới (ước tính khoảng 9 tỷ người) sẽ sống ở các thành phố. Chúng ta cũng đang dần trở thành giống loài sống trong nhà. Theo Cục Bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ, hiện nay thời gian ở trong nhà trung bình của người Mỹ chiếm đến 93%, 6% trong số đó là ngồi trên xe. Tức là chỉ có vỏn vẹn nửa ngày ở ngoài trời mỗi tuần. Thực trạng của người châu Âu cũng không khá hơn, thời gian ở trong nhà của họ chiếm khoảng 90%.

Và chúng ta làm gì ở trong nhà vậy? À phải rồi, chúng ta dán mắt vào màn hình điện thoại, ti vi, máy tính… Những nghiên cứu gần đây cho biết mỗi ngày người Mỹ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng khoảng 10 tiếng 39 phút.

Và càng lạm dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, chúng ta càng dễ bị tổn hại. Năm 1984, người ta đề ra thuật ngữ “technostress – căng thẳng do công nghệ” để mô tả trạng thái tâm lý bất ổn liên quan đến công nghệ hiện đại. Technostress có các triệu chứng rất đa dạng, từ lo âu, đau đầu, suy nhược, mệt mỏi, nhức mắt, tê cứng cổ cho đến khó ngủ, bực bội, dễ cáu kỉnh và mất bình tĩnh.

Thành phố là địa điểm thú vị, sôi động, mới mẻ và tràn đầy năng lượng. Nhưng cuộc sống thành thị gây ra stress (căng thẳng thần kinh). Mà càng stress, chúng ta lại càng dễ sinh bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định stress là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21. Và việc tìm kiếm giải pháp kiểm soát stress – không chỉ vì sức khỏe của mỗi cá nhân mà vì cả sức khỏe của toàn thể cộng đồng, tại nhà và ở nơi làm việc – là thách thức lớn nhất về sức khỏe trong tương lai.

Tin tốt là chỉ cần đắm chìm vào thiên nhiên trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta cũng có thể cải thiện được sức khỏe.

Hai tiếng tắm rừng sẽ giúp bạn thoát ly khỏi thế giới công nghệ và sống chậm lại. Liệu pháp này đem bạn trở về với giây phút hiện tại, giúp bạn thư giãn và giải tỏa stress. Một khi kết nối với thiên nhiên bằng cả năm giác quan, bạn sẽ nhận được hàng loạt lợi ích mà thế giới tự nhiên mang lại. Hiện nay có vô vàn cứ liệu chứng thực rằng shinrin-yoku (tắm rừng) có thể:

• Làm giảm huyết áp

• Giải tỏa stress

• Cải thiện hệ tim mạch và tăng cường quá trình trao đổi chất

• Làm giảm lượng đường huyết

• Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung

• Ngăn ngừa tình trạng lo âu và trầm cảm

• Tăng ngưỡng chịu đau

• Tăng cường năng lượng cho cơ thể

• Cải thiện hệ miễn dịch, gia tăng số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) trong cơ thể

• Thúc đẩy quá trình sản sinh protein kháng ung thư

• Giúp bạn giảm cân
—————
Để hiểu hơn về “Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật” hẹn gặp các bạn sáng thứ Bảy ngày 10/08/2019, buổi giao lưu diễn ra tại Đường sách Tp.HCM nhé!

 

Thaihabooks 

#ThaiHaBooks, #NgheThuatTamRungCuaNguoiNhat

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc