(Phunuhiendai.vn) – Cuộc sống tràn ngập vô vàn điều kỳ diệu. Và sự khác biệt giữa mỗi đứa trẻ cũng vậy. Tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ không có nghĩa là con không còn khả năng phát triển. Điều ba mẹ cần làm ở đây là tin tưởng con, tin tưởng vào việc con có thể hiểu và với sự giúp đỡ của ba mẹ thì con hoàn toàn có thể tự tin đối mặt với thế giới này.

Theo cuốn sách “Hỗ trợ trẻ tự kỷ” của tác giả Kate C. Wilde “Từng đứa trẻ tự kỷ là một cá thể riêng biệt và được thúc đẩy bởi những điều rất khác nhau, và chịu được các thử thách với mức độ phức tạp khác nhau.”

Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một chứng rối loạn phát triển, đây không phải là một loại bệnh. Vào những năm 1970, có rất ít thông tin về các cách điều trị cho những người tự kỷ vì chỉ 1 trên 10.000 đứa trẻ mới mắc hội chứng này. Nhưng hiện tại số lượng này đang có xu hướng gia tăng theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện có 1% dân số thế giới, tức là khoảng 70 triệu người đang mắc bệnh tự kỷ. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em đang ngày càng tăng. Bởi cứ 150 em nhỏ trên thế giới sẽ có 1 em mắc chứng bệnh này. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng theo Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và tỷ lệ người mắc mới đang có dấu hiệu gia tăng.

Để giúp đỡ con trên cuộc đời sau này, điều tiên quyết là ba mẹ hãy tiến vào thế giới của con. Khi đón nhận con tới cuộc đời, niềm hạnh phúc hân hoan là điều mà mỗi người được trở thành bậc sinh thành đều cảm nhận được. Nhưng con lại khác biệt hơn, con có những hành vi xa la với những điều mà ba mẹ biết được thì xin ba mẹ hãy thấu hiểu cho con.

Thế giới của trẻ tự kỷ rất khác chúng ta nên nếu muốn giúp con buộc chúng ta phải bước vào thế giới ấy. Đằng sau những hành động mà cha mẹ không thấy được lý do nhưng luôn có một lý do đằng sau chúng. Để giúp con, hãy kiên nhẫn. Từ việc tạo ra những ranh giới rõ ràng và mạnh mẽ cho tới việc nói chuyện cùng con, quan sát các hành vi của con cho đến việc giải thích những sự việc đơn giản mà ba mẹ chuẩn bị làm cùng con. Không ai có thể yêu thương  và gắn bó với con bạn hơn bản thân bạn.

Chương trình The Son – Rise là chương trình trị liệu bao quát và chỉ dành riêng cho phụ huynh muốn dạy con em tự kỷ ở gia đình. Năm 1974, ông Barry và vợ là Samahria Kaufman thành lập trung tâm tự kỷ (Autism Treatment Center of America or ATCA) ở Sheffield, Massachusetts. Nơi đây, họ tổ chức nhiều khóa huấn luyện phụ huynh theo cách thức dạy con tự kỷ dựa vào kinh nghiệm của bản thân họ, gọi là lý thuyết Son-Rise – một phương pháp đối nghịch hoàn toàn với chủ trương thay đổi hành vi tự kỷ của ABA, hoặc chống lại sự áp đặt trẻ trong khuôn khổ và nề nếp của TEACCH, và rất khác thường so với trọng tâm phát triển kỹ năng qua cách chơi đùa tự nhiên, giáo dục trẻ bằng hình ảnh của Floortime hoặc PECS.

Với ước mơ giúp đỡ được tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ trở lại cuộc sống bình thường, Giám đốc của của The Son – Rise Program đã viết lên cuốn sách “Hỗ Trợ Trẻ Tự Kỷ” để giúp trẻ vượt qua các khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

“Hỗ trợ trẻ tự kỷ” thực sự là quyển sách dành cho bất kỳ ai cần sự giúp đỡ với những vấn đề.

  • Đánh răng
  • Cắt tóc
  • Mặc đồ
  • Các khó khăn về giấc ngủ
  • Hành vi đánh người
  • Cơn bùng nổ
  • Hướng dẫn đi vệ sinh
  • Làm quen với thức ăn mới

Tất cả những phương pháp được nói đến trong cuôn sách đã được Kate. C . Wilde đúc kết trong quá trình thực tiễn, kiểm chứng trong suốt hơn 30 năm qua. Mong rằng cuốn sách sẽ giúp được gia đình cũng như xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn với những đứa trẻ đặc biệt của mình.

(Nguồn: Thaihabooks)

 

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc