Dọn nhà, tu sửa nội ngoại thất dịp cuối năm cũ, đầu năm mới là nét văn hóa không chỉ có trong truyền thống của cư dân Việt xưa nay mà còn của đa số các nước trên thế giới.
Dọn chứ không dẹp, khi vật dụng ngăn nắp, đồ đạc gọn gàng thì tiện ích và khoảng thoáng gia tăng
Tùy vùng miền, tùy tôn giáo và nếp sống mà thay đổi cách làm khác nhau, nhưng điểm chung là ít nhiều gắn với tập tục Tống cựu nghinh tân – đón mới tiễn cũ, xua đi các xui xẻo buồn lo năm qua, cầu mong vận may sẽ đến vào năm mới.
Có thể nói rằng không khí Tết luôn bắt đầu khởi sắc khi các ngôi nhà bước vào thời điểm cuối năm dọn dẹp, vệ sinh… cho sạch gọn, qua đó “thổi” luồng sinh khí mới vào không gian cư trú. Nhưng ở nhà vì bệnh dịch thời gian dài có thể gây ra nhàm chán, mệt mỏi, không sáng suốt… trong nhận định, đánh giá lại phong thủy nơi cư ngụ của mỗi gia đình.
Có thể nói rằng không khí Tết luôn bắt đầu khởi sắc khi các ngôi nhà bước vào thời điểm cuối năm dọn dẹp, vệ sinh… cho sạch gọn, qua đó “thổi” luồng sinh khí mới vào không gian cư trú. Nhưng ở nhà vì bệnh dịch thời gian dài có thể gây ra nhàm chán, mệt mỏi, không sáng suốt… trong nhận định, đánh giá lại phong thủy nơi cư ngụ của mỗi gia đình.
Sai mới cần chỉnh, cũ nên phải sửa
Mùa bệnh dịch còn dai dẳng chưa dứt, mùa xuân mới lại ngấp nghé sắp về, sự thay đổi về Tiết Khí mang tính xoay vòng hàng năm cộng thêm dư âm năm cũ nhiều đau thương mất mát do Covid khiến quyết tâm dọn dẹp nhà cửa, xốc lại tinh thần được gia tăng. Hơn thế nữa, muốn xua đi không khí ảm đạm tích tụ trong năm cũ thì rất cần một không gian mới tươi tắn hơn, sạch sẽ hơn để gia đình hội ngộ ấm áp, quây quần… thì chắc chắn ai cũng hứng khởi, vui vẻ, an hòa. Tuy nhiên, cần cân nhắc, nhìn nhận dưới khía cạnh phong thủy của việc tu sửa dọn dẹp nhà cửa cuối năm như sau:
– Nhất Vị: các định vị phong thủy trong nhà có thể bị quá trình sử dụng dẫn đến sai lệch, như kê lại bàn ghế, di dời thiết bị, đóng hoặc mở thêm cửa, che bớt tầm nhìn… một cách tùy ý, thiếu kiểm soát, đồ đạc bừa bộn và tạo nội khí ngột ngạt bức bí. Việc dọn dẹp tu sửa nhà cửa phải căn cứ, kiểm tra lại cấu trúc sẵn có, nên cần “trích lục” lại bản vẽ, thiết kế, sơ đồ bố trí cũ để xem đồ đạc, chi tiết trong không gian có gì sai lệch hay thay đổi trong quá trình ăn ở hay không.
– Nhị Hướng: khi đã thấy đúng vị trí của các yếu tố cơ bản như chỗ làm việc, vị trí giường ngủ, chỗ tiếp khách… thì cần kiểm tra tiếp về hướng. Dĩ nhiên, hướng xoay mở cửa hay bếp, bàn thờ… luôn cố định trong nhà, cho nên khái niệm hướng ở đây là hướng di chuyển khí và hướng giao tiếp. Miệng nạp khí (khí khẩu) và đường dẫn khí ra vào nhà (khí đạo) luôn phải thông qua hệ thống cửa và khe thông gió, hoặc giếng trời, thông tầng… do đó dọn nhà rất cần chỉnh đốn, vệ sinh sạch sẽ các “buồng phổi” này.
– Tam Tòng: Môn – Táo – Chủ luôn là bộ ba cơ bản về phong thủy, vị và hướng trong nhà cũ có thể ổn định nhưng thời dịch bệnh có thể bị Bế Môn, lúc phong tỏa dễ trở thành hoang phế. Luồng đối lưu không khí nếu vì lý do nào đó bị bít hoặc lệch lạc, thiếu hiệu quả thì phải điều chỉnh. Ngay cả các vị trí gắn máy lạnh, quạt treo, nếu quá trình sử dụng cảm thấy chưa ổn thì dọn nhà cuối năm là dịp xem xét bố trí lại để các miệng thổi khí nhân tạo này được bố trí hiệu quả và tốt cho sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, việc mở tối đa ra ngoài để “đón tài lộc”, để “dễ thở” hơn ở giai đoạn này lại đồng nghĩa với việc khiến không gian bên trong hứng chịu thêm đủ thứ tiếng ồn, bụi bặm, nắng gắt ùa vào, vi khuẩn lan truyền… làm nhà mau xuống cấp, người dễ bệnh tật.
Do đó, khâu khảo sát, đánh giá hiện trạng về không gian sống rất quan trọng để nhìn nhận xem cần cải tạo chỗ nào, dọn dẹp làm sao để giảm thiểu các mùi độc hại tích tụ trong quá trình cư ngụ. Nếu việc chỉnh sửa nhà không làm bớt mùi bếp nấu, không giảm được ẩm mốc, không giải phóng mặt bằng bề bộn… mà chỉ như trang trí, bày biện thêm thì cần xem lại mục đích về mặt phong thủy, tránh lãng phí vô ích.
Mùa bệnh dịch còn dai dẳng chưa dứt, mùa xuân mới lại ngấp nghé sắp về, sự thay đổi về Tiết Khí mang tính xoay vòng hàng năm cộng thêm dư âm năm cũ nhiều đau thương mất mát do Covid khiến quyết tâm dọn dẹp nhà cửa, xốc lại tinh thần được gia tăng. Hơn thế nữa, muốn xua đi không khí ảm đạm tích tụ trong năm cũ thì rất cần một không gian mới tươi tắn hơn, sạch sẽ hơn để gia đình hội ngộ ấm áp, quây quần… thì chắc chắn ai cũng hứng khởi, vui vẻ, an hòa. Tuy nhiên, cần cân nhắc, nhìn nhận dưới khía cạnh phong thủy của việc tu sửa dọn dẹp nhà cửa cuối năm như sau:
– Nhất Vị: các định vị phong thủy trong nhà có thể bị quá trình sử dụng dẫn đến sai lệch, như kê lại bàn ghế, di dời thiết bị, đóng hoặc mở thêm cửa, che bớt tầm nhìn… một cách tùy ý, thiếu kiểm soát, đồ đạc bừa bộn và tạo nội khí ngột ngạt bức bí. Việc dọn dẹp tu sửa nhà cửa phải căn cứ, kiểm tra lại cấu trúc sẵn có, nên cần “trích lục” lại bản vẽ, thiết kế, sơ đồ bố trí cũ để xem đồ đạc, chi tiết trong không gian có gì sai lệch hay thay đổi trong quá trình ăn ở hay không.
– Nhị Hướng: khi đã thấy đúng vị trí của các yếu tố cơ bản như chỗ làm việc, vị trí giường ngủ, chỗ tiếp khách… thì cần kiểm tra tiếp về hướng. Dĩ nhiên, hướng xoay mở cửa hay bếp, bàn thờ… luôn cố định trong nhà, cho nên khái niệm hướng ở đây là hướng di chuyển khí và hướng giao tiếp. Miệng nạp khí (khí khẩu) và đường dẫn khí ra vào nhà (khí đạo) luôn phải thông qua hệ thống cửa và khe thông gió, hoặc giếng trời, thông tầng… do đó dọn nhà rất cần chỉnh đốn, vệ sinh sạch sẽ các “buồng phổi” này.
– Tam Tòng: Môn – Táo – Chủ luôn là bộ ba cơ bản về phong thủy, vị và hướng trong nhà cũ có thể ổn định nhưng thời dịch bệnh có thể bị Bế Môn, lúc phong tỏa dễ trở thành hoang phế. Luồng đối lưu không khí nếu vì lý do nào đó bị bít hoặc lệch lạc, thiếu hiệu quả thì phải điều chỉnh. Ngay cả các vị trí gắn máy lạnh, quạt treo, nếu quá trình sử dụng cảm thấy chưa ổn thì dọn nhà cuối năm là dịp xem xét bố trí lại để các miệng thổi khí nhân tạo này được bố trí hiệu quả và tốt cho sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, việc mở tối đa ra ngoài để “đón tài lộc”, để “dễ thở” hơn ở giai đoạn này lại đồng nghĩa với việc khiến không gian bên trong hứng chịu thêm đủ thứ tiếng ồn, bụi bặm, nắng gắt ùa vào, vi khuẩn lan truyền… làm nhà mau xuống cấp, người dễ bệnh tật.
Do đó, khâu khảo sát, đánh giá hiện trạng về không gian sống rất quan trọng để nhìn nhận xem cần cải tạo chỗ nào, dọn dẹp làm sao để giảm thiểu các mùi độc hại tích tụ trong quá trình cư ngụ. Nếu việc chỉnh sửa nhà không làm bớt mùi bếp nấu, không giảm được ẩm mốc, không giải phóng mặt bằng bề bộn… mà chỉ như trang trí, bày biện thêm thì cần xem lại mục đích về mặt phong thủy, tránh lãng phí vô ích.
Mới chớ nới cũ
Mặt khác nên lưu ý tâm lý “dọn là dẹp”, tức là thẳng tay vứt bỏ nhiều chi tiết, vật dụng có thể gây quen mắt nhàm chán trong quá trình sử dụng, nhưng đồng thời cũng “dẹp” luôn các chi tiết có lợi về không gian và phong thủy. Ví dụ như bỏ bộ salon cũ kiểu hiện đại gọn gàng mà thay bằng bộ bàn ghế gỗ quý cổ điển đắt tiền hơn, nhưng lại có thể khiến nhà chật chội hơn, đi lại trong nhà gây va vấp nhiều hơn thì phải xem có nên hay không. Hay là việc cất đi các tranh ảnh kỷ niệm một thời mà khuân về đồ trang trí mới lung linh lộng lẫy có thể trông đẹp hơn nhưng lại thiếu sự gắn kết về tâm thức, tình cảm, thiếu thời gian thân thuộc với gia chủ, gián tiếp tạo nên thay đổi về Hình và Thế trong không gian.
Vì vậy, để tránh gây sai lệch về không gian và phong thủy, cũng như giảm bớt công sức và chi phí của gia chủ khi dọn nhà cuối năm, cần một vài lưu tâm sau:
– Từ trên xuống, từ trong ra: để dọn dẹp sửa xong là “rút quân” gọn gàng, nên lưu ý các vùng chuyển tiếp trong với ngoài, trên với dưới, chung với riêng, như bậc thềm, sảnh vào cửa chính, đầu cầu thang, bậu cửa sổ… vốn là những nơi hay ảnh hưởng đến toàn nhà, dễ nhận ra nhược điểm, và cũng dễ làm đẹp, khi chưng dọn đồ mới sẽ tạo nên sắc thái mới. Cần quan tâm yếu tố chiếu sáng và âm thanh tương ứng cho các khu vực này, với giải pháp tăng cường “nghe nhìn” như thêm đèn pha, đặt thác nước, lu nước phong thủy chảy róc rách, treo phong linh, ống sáo trúc âm thanh vui tai và kích thích luân chuyển sinh khí trong nhà, đồng thời không ảnh hưởng đến “phần cứng” của nhà.
– Dọc và ngang, sát hay lơi: hệ trục giao thông của nhà cửa đôi khi bị hiểu sai là hành lang, lối đi rộng rãi hoành tráng, trong khi bản chất có thể chỉ là khoảng trống giữa vật dụng đồ đạc, khá ước lệ và linh hoạt. Thói quen chung hay xếp đặt đồ đạc sát tường nhà, vô tình tạo thêm những “bức tường” mới ngăn cách và gò bó không gian, ngăn cản nội khí, nhất là những loại tủ lớn, kệ cao gần sát trần. Nhà ống đã ống càng thêm ống, đã hẹp càng thêm hun hút chính bởi kiểu bố trí này. Khi sửa nhà, nếu không thể di dời, kéo lơi các khoảng không bị bó sát để tạo thoáng khí, thì có thể nghĩ đến cách làm “rỗng” các khối đặc, hoặc dùng kính thủy (gương soi), kính ghép nghệ thuật, kính màu… biến nhược thành ưu, nhấn mạnh trục giao thông, kích hoạt nội khí qua thị giác.
Đối với căn hộ chung cư, phần giao điểm lối đi qua lại giữa các phòng nên dọn dẹp quang đãng, nếu có vách ngăn ở trung cung thì có thể tạo điểm nhấn như bố trí tiểu cảnh, bình gốm (thuộc Thổ, bình hòa) hoặc treo tranh ảnh có tính điểm nhấn ở đây… cũng là biện pháp tốt tạo nên một vùng Trung Cung sáng sủa và sinh động vào năm mới.
– Tốt khoe xấu che nơi ăn uống, tiếp đãi: vào dịp lễ hội cuối năm những vị trí này sẽ thường tập trung người. Việc lau chùi vệ sinh, dọn dẹp và bổ sung các vật dụng mang tính chất vừa trang trí vừa sử dụng hiệu quả như hộp khăn giấy, giá để rượu, khay trà… giúp tăng cường tình thân, kết nối mọi người hiệu quả. Tránh xếp đặt tùy tiện theo kiểu gặp đâu ngồi đấy, khi nhà có nhiều khách sẽ vướng víu và bất tiện. Tạo góc ấm cúng để sinh hoạt, tiếp khách không chỉ là đặt chỗ ngồi mà còn phải quan tâm đến điểm nhìn. Nhiều khi cũng vẫn một vị trí ngồi giống nhau mà gia chủ biết khéo léo hướng tầm nhìn của khách ra những góc đẹp, bằng một vài sắp đặt giản đơn và mang đậm chất Á Đông như khung cửa ngắm chậu mai vàng, bộ bàn bên quầy bar nhỏ… thì luôn đem đến sự thú vị và thể hiện lòng hiếu khách cũng như thái độ trân trọng của gia chủ đối với khách trong ngày tết.
Mặt khác nên lưu ý tâm lý “dọn là dẹp”, tức là thẳng tay vứt bỏ nhiều chi tiết, vật dụng có thể gây quen mắt nhàm chán trong quá trình sử dụng, nhưng đồng thời cũng “dẹp” luôn các chi tiết có lợi về không gian và phong thủy. Ví dụ như bỏ bộ salon cũ kiểu hiện đại gọn gàng mà thay bằng bộ bàn ghế gỗ quý cổ điển đắt tiền hơn, nhưng lại có thể khiến nhà chật chội hơn, đi lại trong nhà gây va vấp nhiều hơn thì phải xem có nên hay không. Hay là việc cất đi các tranh ảnh kỷ niệm một thời mà khuân về đồ trang trí mới lung linh lộng lẫy có thể trông đẹp hơn nhưng lại thiếu sự gắn kết về tâm thức, tình cảm, thiếu thời gian thân thuộc với gia chủ, gián tiếp tạo nên thay đổi về Hình và Thế trong không gian.
Vì vậy, để tránh gây sai lệch về không gian và phong thủy, cũng như giảm bớt công sức và chi phí của gia chủ khi dọn nhà cuối năm, cần một vài lưu tâm sau:
– Từ trên xuống, từ trong ra: để dọn dẹp sửa xong là “rút quân” gọn gàng, nên lưu ý các vùng chuyển tiếp trong với ngoài, trên với dưới, chung với riêng, như bậc thềm, sảnh vào cửa chính, đầu cầu thang, bậu cửa sổ… vốn là những nơi hay ảnh hưởng đến toàn nhà, dễ nhận ra nhược điểm, và cũng dễ làm đẹp, khi chưng dọn đồ mới sẽ tạo nên sắc thái mới. Cần quan tâm yếu tố chiếu sáng và âm thanh tương ứng cho các khu vực này, với giải pháp tăng cường “nghe nhìn” như thêm đèn pha, đặt thác nước, lu nước phong thủy chảy róc rách, treo phong linh, ống sáo trúc âm thanh vui tai và kích thích luân chuyển sinh khí trong nhà, đồng thời không ảnh hưởng đến “phần cứng” của nhà.
– Dọc và ngang, sát hay lơi: hệ trục giao thông của nhà cửa đôi khi bị hiểu sai là hành lang, lối đi rộng rãi hoành tráng, trong khi bản chất có thể chỉ là khoảng trống giữa vật dụng đồ đạc, khá ước lệ và linh hoạt. Thói quen chung hay xếp đặt đồ đạc sát tường nhà, vô tình tạo thêm những “bức tường” mới ngăn cách và gò bó không gian, ngăn cản nội khí, nhất là những loại tủ lớn, kệ cao gần sát trần. Nhà ống đã ống càng thêm ống, đã hẹp càng thêm hun hút chính bởi kiểu bố trí này. Khi sửa nhà, nếu không thể di dời, kéo lơi các khoảng không bị bó sát để tạo thoáng khí, thì có thể nghĩ đến cách làm “rỗng” các khối đặc, hoặc dùng kính thủy (gương soi), kính ghép nghệ thuật, kính màu… biến nhược thành ưu, nhấn mạnh trục giao thông, kích hoạt nội khí qua thị giác.
Đối với căn hộ chung cư, phần giao điểm lối đi qua lại giữa các phòng nên dọn dẹp quang đãng, nếu có vách ngăn ở trung cung thì có thể tạo điểm nhấn như bố trí tiểu cảnh, bình gốm (thuộc Thổ, bình hòa) hoặc treo tranh ảnh có tính điểm nhấn ở đây… cũng là biện pháp tốt tạo nên một vùng Trung Cung sáng sủa và sinh động vào năm mới.
– Tốt khoe xấu che nơi ăn uống, tiếp đãi: vào dịp lễ hội cuối năm những vị trí này sẽ thường tập trung người. Việc lau chùi vệ sinh, dọn dẹp và bổ sung các vật dụng mang tính chất vừa trang trí vừa sử dụng hiệu quả như hộp khăn giấy, giá để rượu, khay trà… giúp tăng cường tình thân, kết nối mọi người hiệu quả. Tránh xếp đặt tùy tiện theo kiểu gặp đâu ngồi đấy, khi nhà có nhiều khách sẽ vướng víu và bất tiện. Tạo góc ấm cúng để sinh hoạt, tiếp khách không chỉ là đặt chỗ ngồi mà còn phải quan tâm đến điểm nhìn. Nhiều khi cũng vẫn một vị trí ngồi giống nhau mà gia chủ biết khéo léo hướng tầm nhìn của khách ra những góc đẹp, bằng một vài sắp đặt giản đơn và mang đậm chất Á Đông như khung cửa ngắm chậu mai vàng, bộ bàn bên quầy bar nhỏ… thì luôn đem đến sự thú vị và thể hiện lòng hiếu khách cũng như thái độ trân trọng của gia chủ đối với khách trong ngày tết.
Những khoảng đệm như đầu cầu thang, giếng trời, hành lang… khi khéo dọn dẹp, sắp xếp sẽ giúp gia tăng sinh khí cho nội thất