Nguyễn Thoa thường chi khoảng 50-60 nghìn đồng đi chợ mua thực phẩm, trái cây dùng cho một bữa sáng và hai bữa chính.

[Caption]d

Đều đặn 4 tháng nay, Nguyễn Thoa, 25 tuổi, dậy sớm chuẩn bị cơm trưa mang đi làm vì ăn cơm quán không hợp khẩu vị. Mặt khác thời tiết nắng nóng lại thỉnh thoảng đổ mưa khiến nữ nhân viên văn phòng ngại ra ngoài mua đồ ăn vào giờ nghỉ.

[Caption]d

Khẩu phần ăn trưa của Nguyễn Thoa thường có cơm, rau, món mặn và đồ tráng miệng. Cô chi khoảng 50-60 nghìn đồng cho mỗi lần đi chợ để mua thực phẩm nấu trong ba bữa. Tính ra mỗi hộp cơm trưa của Thoa có giá 15-20 nghìn đồng.

[Caption]d

Thoa thường chuẩn bị các món hầm, kho, rang từ tối hôm trước. Sáng hôm sau, cô dậy sớm nấu cơm, luộc rau và làm thêm vài món phụ.

[Caption]d

60 phút mỗi sáng đủ cho Thoa chuẩn bị một hộp cơm trưa và phần ăn sáng tươm tất. Thực đơn ăn sáng của nữ nhân viên văn phòng được thay đổi đa dạng, khi thì mì tôm, bánh đa, bánh mì, lúc lại ngũ cốc, hoa quả dầm sữa chua.

[Caption]d

Thoa thích ăn các món luộc nhưng ngại mang nước chấm nên thường nêm sẵn gia vị vừa miệng. Mỗi suất ăn của cô đều có kèm một hộp nhỏ đựng canh hoặc nước rau để đưa cơm ngày nắng nóng.

[Caption]d

Món mặn trong thực đơn của Nguyễn Thoa được thay đổi linh hoạt nhưng chủ yếu chế biến từ thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá và trứng.

[Caption]d

Món tráng miệng thường là trái cây tươi theo mùa, sữa chua hoặc chè. Thoa dành 5-10 phút gọt sẵn hoa quả ở nhà rồi đặt vào hộp nhựa để khi đến văn phòng chỉ việc thưởng thức.

[Caption]d

Nguyễn Thoa không có thói quen tích trữ nhiều thực phẩm mà thường đi chợ mỗi ngày để mua được đồ ăn tươi, ngon. Khoảng 2-3 hôm, cô kiểm tra tủ lạnh một lượt để tránh bỏ sót đồ ăn đồng thời làm vệ sinh, sắp xếp lại tủ lấy chỗ chứa thực phẩm mới.

Advertisement
[Caption]d

Dựa vào thu nhập và nhu cầu cá nhân, Thoa đặt ra mức chi phí cố định dành cho việc ăn uống mỗi tháng. Trước khi đi chợ, cô lên thực đơn gồm các món dự định nấu và nguyên liệu cụ thể. Điều này giúp Nguyễn Thoa không mua thừa đồ ăn, tránh phát sinh tiền chợ và tiết kiệm thời gian.

[Caption]d

Xuất phát từ mong muốn chăm sóc gia đình bằng những bữa cơm ngon, Nguyễn Thoa tập tành nấu nướng khi bước chân vào đại học. Người thầy đầu tiên của Thoa là mẹ, sau đó cô lên mạng tìm hiểu công thức và tự làm. Hành trình học nấu ăn của cô gái 25 tuổi khá thuận lợi. ‘Gọi là ngon thì không dám nhận, nhưng chưa bị ai chê bao giờ’, Thoa chia sẻ về chất lượng các bữa ăn của mình.

[Caption]d

Nguyễn Thoa duy trì thói quen mang cơm trưa đi làm đã 4 tháng. Kể từ đó tới nay, cô thấy sức khỏe được cải thiện, ăn ngon miệng và luôn yên tâm sau mỗi bữa cơm.

[Caption]d

Khi chia sẻ hình ảnh những hộp cơm trưa lên mạng xã hội, Thoa không ngờ thành phẩm của mình nhận được nhiều sự quan tâm. Bạn bè dành cho nữ nhân viên văn phòng ở Hải Dương lời khen về sự khéo léo, giỏi tính toán khi nấu được những bữa cơm ngon miệng, đủ chất với giá bình dân.

[Caption]d
[Caption]d

Thoa tâm sự, với cô, nấu ăn là niềm vui nên chẳng thấy vất vả khi dậy sớm mỗi sáng để tự tay chuẩn bị cho mình một suất cơm tươm tất.

Lam Trà
Ảnh: NVCC

Nguồn:ngoisao.net

Bệnh viện Hạnh Phúc