Một thông tin thú vị vừa được đăng tải trên một trang web: “Hội chứng dắt bắp cải đi dạo của thanh niên Trung Quốc. Những thanh thiếu niên Trung Quốc đã xích bắp cải lại như một “thú cưng” và “dắt” đi dạo vòng quanh để “đối phó” với sự suy thoái và cô đơn ở tuổi trẻ. “Tôi cảm thấy mình có thể truyền tải những ý nghĩ tiêu cực của chính bản thân lên những bó bắp cải vô tri. Việc đi dạo với chúng sẽ khiến tôi cảm thấy thoải mái hơn khi về nhà”, Lui Ja Chen, thiếu niên 17 tuổi đã giải thích với tờ The Austrian Times. Một cậu bé 17 tuổi khác, Da-Xia Sung cũng cho biết thêm: “Tôi thật sự thích thú với “thú cưng” bắp cải, thậm chí có vẻ như chúng còn thú vị hơn cả ba mẹ tôi. Vì ít ra, tôi cảm thấy bắp cải hiểu được tôi muốn gì”.

03_EZJT

Khi trẻ gặp khó khăn, yêu cầu và đòi hỏi thêm của bố mẹ chỉ làm trẻ rối thêm và chán nản. Ảnh: TL

Còn ở Việt Nam thì sao, trong buổi trò chuyện với thầy Trần Văn Hùng chủ đề “Nói con nghe – nghe con nói” ở Bình Dương, một em học sinh lớp 8 đã chia sẻ: Bố mẹ chẳng hiểu cháu gì cả, cháu mê những cuốn sách “hạt giống tâm hồn” vậy mà mẹ cũng mắng, cháu chán quá nên chẳng muốn học để trả đũa bố mẹ”. Trường hợp của em chỉ là một trong số nhiều học sinh cảm thấy việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chưa hiệu quả thậm chí không có giao tiếp.

Một đối thoại khác của một đứa trẻ học lớp 7: “Con thích bạn Hoa” – “Hoa với Hoét cái gì, học đi!” – “Con thấy không cần học nhiều, học làm gì nhiều? Nhiều người trước học dốt, bây giờ vẫn giàu có” – “Thế mà cũng nói được à? Không học có mà… bốc c…”.

Trẻ con rất tinh, nó sẽ mất hứng khi ai đó giả vờ nghe. Nhưng trẻ cũng rất dễ dàng chia sẻ khó khăn với người bố biết lắng nghe.

Mùa tuyển sinh năm nào cũng có teen buồn bã tự tử với những nguyên nhân như “bố mẹ la mắng”, “thất vọng bản thân”, “không còn là đứa con được bố mẹ tự hào”…

Ngồi xuống để nghe con nói.

Trẻ con rất tinh, nó sẽ mất hứng khi ai đó giả vờ nghe. Nhưng trẻ cũng rất dễ dàng chia sẻ khó khăn với người bố biết lắng nghe, thậm chí chẳng cần phải nói gì, sự im lặng nhiều khi chính là điều con chờ đợi.

Khi trẻ gặp khó khăn, yêu cầu và đòi hỏi thêm của bố mẹ chỉ làm trẻ rối thêm và chán nản. Ngồi bên cạnh (chỉ riêng sự có mặt ấy thôi đôi khi đã là đủ cho trẻ), thay vì tra hỏi và dạy dỗ, hãy chấp nhận nội tâm, cảm xúc của con dù không nhất thiết phải chấp nhận hành động của con.

Bà mẹ hầu như chẳng nói gì cả, nhưng đã thể hiện sự đồng cảm và đã giúp con cảm thấy sự thấu hiểu của mẹ.

Khi chúng ta muốn để trẻ loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, thì hình như trẻ lại càng mất thăng bằng. Bố mẹ thường không nói chuyện với con về cảm xúc xấu của con, vì sợ làm tình hình còn tồi đi. Sự thật ngược lại, trẻ khi nghe những câu chia sẻ này lại được an ủi, thỉnh thoảng trẻ mong được thể hiện cảm xúc sâu sắc của mình.

Bà mẹ không thể giải toả được hết nỗi đau của con, nhưng bằng cách giúp con nói ra suy nghĩ và cảm xúc của mình, bà giúp con đối diện với sự thật và dũng cảm vượt qua.

 

Thanh Thúy (Hội trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ) – TGTT

Bệnh viện Hạnh Phúc