Một nghiên cứu được thực hiện ở Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng: nguy cơ mắc bệnh tim mạch của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề. Người làm việc trong ngành dịch vụ, các nghề lao động chân tay và người thất nghiệp có nguy cơ cao với đột quỵ và các bệnh tim mạch.
Theo đó, lĩnh vực bán sỉ đứng đầu danh sách nguy cơ với 2,9% người làm việc trong ngành này có nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Người làm việc trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp nhất, là 0,8%.
Stress do công việc – nguy cơ của đột quỵ và các bệnh tim mạch
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (The Centers for Disease Control and Prevention – CDC) tiến hành khảo sát tình hình sức khỏe người dân từ năm 2008-2012, nhằm dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ ở người trưởng thành dưới 55 tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích để làm rõ liệu người thất nghiệp và người trong ngành có nguy cơ khác nhau hay không.
Trong số những người có công căn việc làm, người làm việc trong ngành dịch vụ và người lao động chân tay có nguy cơ cao hơn so với dân công chức.
Còn với người thất nghiệp, kết quả cho thấy 1,9% người thất nghiệp bị đột quỵ và bệnh tim mạch so với tỷ lệ 2,5% người thất nghiệp đang tìm việc làm và 6,3% người nằm ngoài đối tượng lao động như người thất nghiệp không tiếp tục tìm việc, nội trợ, sinh viên, hưu trí và người khuyết tật.
Tại Hoa Kỳ, bệnh tim mạch chiếm 1/3 tỷ lệ tử vong mỗi năm với nguyên nhân gây tử vong là đột quỵ hoặc bệnh tim mạch phổ biến nhất là bệnh hẹp động mạch vành, bệnh này tiến triển và gây ra chứng đau tim.
Theo CDC, các nhân tố nguy cơ từ bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp đến lối sống như chế độ ăn, hút thuốc lá và hoạt động thể chất. Các nhân tố liên quan đến công việc là nguy cơ của đột quỵ và các bệnh tim mạch gồm có: tiếng ồn, stress do công việc, hút thuốc lá thụ động và làm việc theo ca.
Huệ Trần (Theo The Live Science)
Lê Chi post/ Nguồn: Giacngo.vn