Chiến dịch này nhằm hỗ trợ các mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, nâng cao tầm vóc, nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em Việt Nam.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân tuy nhiên cả nước vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng: trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em vẫn còn khá cao thì tình trạng thừa cân, béo phì lại đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị.
Chương trình “Giáo dục dinh dưỡng học đường – Nestlé for Healthier Kids” hỗ trợ trang bị những công cụ học tập hữu ích để giúp các em học sinh tiểu học hiểu hơn về dinh dưỡng thông qua các bài học tương tác thú vị.
Chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng Học đường – Nestlé for Healthier Kids” do Công Ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, thực hiện từ năm 2012 bao gồm các chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện.
Tính đến tháng 10/2018, sau hơn 7 năm triển khai, chương trình đã đến với 60 trường tiểu học. Trên 32.000 học sinh trên 9 tỉnh thành khắp cả nước (Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai và Cần Thơ) đã được tiếp thu kiến thức giáo dục về dinh dưỡng, khuyến khích chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất hiệu quả và phong cách sống lành mạnh.
Bên cạnh việc thiết kế nội dung về truyền thông và giáo dục dinh dưỡng với sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, chương trình còn trang bị những công cụ học tập hữu ích để giúp các em học sinh tiểu học hiểu hơn về dinh dưỡng thông qua các bài học tương tác thú vị tại website http://dinhduonghocduong.net/ đồng thời hỗ trợ các trang thiết bị khuyến khích trẻ em tăng cường vận động thể chất.
Chương trình “Giáo dục dinh dưỡng học đường – Nestlé for Healthier Kids” khuyến khích chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất hiệu quả và phong cách sống lành mạnh. Ảnh chụp tại trường tiểu học Ngô Quyền, tỉnh Đăk Lăk.
Từ năm học 2017 – 2018, Chương trình phối hợp cùng các ban ngành liên quan chọn lựa và xây dựng mô hình điểm về trường học vì sức khỏe, thông qua chương trình giáo dục và các hoạt động về thể chất tại 03 tỉnh Đồng Nai, Hưng Yên và Đăk Lăk. Trong thời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục phát triển các nội dung mới cũng như các hoạt động mang tính chất cộng đồng yêu cầu sự tham gia tích cực hơn từ phía phụ huynh và những người nuôi dạy trẻ.
Là đơn vị đã đồng hành cùng Chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng Học đường – Nestlé for Healthier Kids” trong 7 năm qua, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cũng ghi nhận những đóng góp của chương trình trong mục tiêu cải thiện tầm vóc, trí tuệ và chất lượng cuộc sống của trẻ em lứa tuổi học đường.
Ông Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm truyền thông, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia chia sẻ: “Để giảm thiểu gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi kiến thức-thực hành về dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích lối sống tích cực, năng động và lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực một cách phù hợp cho từng nhóm tuổi. Chương trình “Giáo dục dinh dưỡng học đường – Nestlé For Healthier Kids” đã góp phần rất quan trọng cho công tác này ở nhóm đối tượng là trẻ em tuổi học đường và các bậc cha mẹ học sinh”.
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên và Nestlé Việt Nam tham gia khảo sát mô hình trồng “vườn rau dinh dưỡng” do các em học sinh trồng, để các em tìm hiểu giá trị của các loại cây và khuyến khích thói quen ăn nhiều rau tại trường Tiểu học Đinh Cao B, xã Đinh Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Theo ông Trịnh Hồng Sơn, sau hơn 7 năm triển khai, Chương trình đã góp phần giúp nâng cao kiến thức và cải thiện thực hành về dinh dưỡng hợp lý, giúp cho các em học sinh và các bậc cha mẹ nơi dự án đang được triển khai hiểu được giá trị của việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn trong cả tương lai lâu dài, giúp cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe.
Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào tạo nhận xét về chương trình: “Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của Chương trình Giáo dục Dinh dưỡng học đường – Nestlé for Healthier Kids cho mục tiêu chung về tăng cường sức khỏe học đường. Bằng nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực, Chương trình đã hỗ trợ giáo viên và học sinh tiểu học có những thay đổi tích cực trong giáo dục và thực hành dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, duy trì lối sống lành mạnh. Chúng tôi mong rằng chương trình sẽ tiếp tục được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới”.
Giữa năm 2018, Tập đoàn Nestlé tái khẳng định sáng kiến Nestlé for Healthier Kids với cam kết mạnh mẽ hơn, giúp hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới có cuộc sống khỏe mạnh hơn trước năm 2030. Với cam kết hỗ trợ phụ huynh và những người nuôi dạy trẻ để các em được hưởng một chế độ dinh dưỡng thích hợp, đúng đắn, Nestlé đưa vào ứng dụng thực tế những phát minh trong ngành lĩnh vực dinh dưỡng, là những sản phẩm đã được làm giảm hàm lượng đường, muối và chất béo, và đưa thêm vào nhiều thành phần dinh dưỡng mà cơ thể của các em cần được bổ sung, bao gồm trái cây, rau củ quả, các hạt ngũ cốc nguyên cám và các loại vi chất dinh dưỡng. Trong khuôn khổ các mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, nâng cao tầm vóc, nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt của trẻ em Việt Nam, Công ty Nestlé Việt Nam cũng đã và đang đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện Đề án 641 “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt giai đoạn 2011-2030” do Thủ Tướng phê duyệt. Chương trình “Năng động Việt Nam” của Nestlé Việt Nam khuyến khích lối sống năng động và thường xuyên luyện tập thể thao, nhất là với trẻ em, thông qua nhiều hoạt động khác nhau gồm các giải thể thao, Hội Khỏe Phù Đổng, và các hoạt động thể thao ngoại khóa khác trên toàn quốc. |
TH
*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.