Năng lượng tinh thần phải chăng chỉ là những ý niệm trừu tượng về một “sức mạnh” trong tâm trí, giúp con người đạt được những mục tiêu đặt ra hay nó còn có thể chuyển thành sức mạnh thể lực.

Câu hỏi này đã được khám phá trong một nghiên cứu của ba nhà khoa học Timur Sevincer, Daniel Busatta và Gabriele Oettingen. Theo đó, các nhà khoa học đã kiểm tra một phương pháp mà các đồng nghiệp đã sử dụng nhiều lần trước đó để tìm hiểu sự kích thích các mục tiêu. Sự nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ về cách tiếp thêm năng lượng cho mục tiêu chính tương ứng với trạng thái của tinh thần – có thể được gọi là “thái độ” của bản thân với mục tiêu mình đã đặt ra.

nang luong tinh than co the tao ra suc manh the luc
Ảnh minh họa

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng cách tốt để tiếp thêm năng lượng cho mục tiêu là có một tinh thần “tốt”. Theo đó, đầu tiên hãy nghĩ về tương lai mà mình mong muốn đạt được. Sau đó, nghĩ về hiện trạng bản thân liên quan đến mục tiêu đó. Đối với những người tin rằng mục tiêu có thể đạt được, sự tương phản tinh thần này là một cách hiệu quả để tiếp sức cho mục tiêu. Đối với những người tin rằng mục tiêu là không thể đạt được, loại tương phản tinh thần này thực sự khiến họ ít quan tâm đến việc đạt được mục tiêu.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu khám phá sự liên kết giữa năng lượng tinh thần với năng lượng thể chất bằng những thay đổi trong huyết áp tâm thu. Để thực hiện điều này, các sinh viên đại học được đo huyết áp cơ bản. Họ cũng thực hiện một nhiệm vụ là siết chặt tay cầm bằng kim loại và các nhà nghiên cứu đã đo xem họ có thể giữ chặt tay trong bao lâu.

Sau đó, những người tham gia tiếp tục vào bài kiểm tra thứ hai trong một điều kiện cụ thể. Trong đó, các sinh viên được thông báo rằng họ sẽ viết một bài luận tốt nghiệp giả tưởng và tự đánh giá mình sẽ làm tốt như thế nào trong nhiệm vụ này. Đó là thước đo niềm tin của họ vào sự thành công.

Lúc này, người tham gia được chia làm 3 nhóm thực hiện bài tập về phản ứng của tinh thần. Nhóm 1 nghĩ về một khía cạnh của bản thân như tự tin và tập trung đầu tiên vào việc viết bài luận sẽ khiến họ cảm thấy như thế nào trong tương lai. Sau đó, họ nghĩ về các vấn đề của chính họ ngay bây giờ. Nhóm 2 chỉ nghĩ về tương lai. Nhóm 3 tập trung vào các vấn đề không liên quan. Và tất nhiên các sinh viên này không thực sự viết một bài luận.

Sau bài tập này, các sinh viên đo huyết áp và thời gian siết chặt tay cầm lần thứ hai. Kết quả cho thấy, bài tập đầu tiên – nghĩ về tương lai chung chung và các điều kiện kiểm soát chung không cho thấy kết quả nào đặc biệt. Huyết áp tâm thu của các sinh viên không bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi suy nghĩ của họ, cũng không có thay đổi lớn trong khả năng siết chặt tay cầm.

Tuy nhiên, bài tập thứ hai lại cho thấy một kết quả thú vị. Khi người tham gia nghĩ rằng nhiệm vụ viết bài luận tốt nghiệp là không thể đạt được, huyết áp tâm thu của họ đã giảm. Khi họ nghĩ rằng nó có thể đạt được cao, thì huyết áp tăng lên. Kết quả tương tự cũng được quan sát với tay cầm. Những người nghĩ rằng nhiệm vụ không thể đạt được đã giữ sự cầm nắm trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với điều kiện cơ bản, còn những người nghĩ rằng mình có thể đạt được mục tiêu giả định đã cầm nắm trong một khoảng thời gian dài hơn.

Nghiên cứu này đã cho thấy, việc lấy năng lượng tinh thần nhằm đạt được mục tiêu sẽ tạo ra sức mạnh thể lực. Năng lượng đó được phản ánh cả trong sự thay đổi huyết áp cũng như tăng khả năng thực hiện một nhiệm vụ thể chất cụ thể.

Nguồn: petrotimes.vn

https://petrotimes.vn/nang-luong-tinh-than-co-the-tao-ra-suc-manh-the-luc-570839.html

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc