Khi có những trở ngại trong quá trình chuyển dạ, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, thay vì cho sinh qua ngả âm đạo như bình thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp mổ lấy thai. Tuy nhiên, hiện nay, không ít người chủ động chọn phương pháp này.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh theo phương pháp mổ lấy thai gia tăng đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể kể đến như:

– Số người sinh con đầu lòng tăng nhanh làm tăng nguy cơ sinh khó.

– Sản phụ trên 35 tuổi sinh con đầu lòng nhiều hơn.

– Y học ngày càng hiện đại, nhờ máy đo nhịp tim, phát hiện được nhiều trường hợp thai nhi bị suy thai và phải dùng phương pháp mổ lấy thai để an toàn cho trẻ.

– Những trường hợp thai ngôi bất thường ngày càng nhiều, nhiều nhất là thai ngôi mông.

– Trường hợp bà mẹ đã có vết mổ cũ, bác sĩ thường có khuynh hướng mổ lấy thai lặp lại trong những lần mang thai tiếp theo.

– Mổ theo yêu cầu của sản phụ và gia đình ở các bệnh viện tư nhân.

mổ lấy thai, mổ lấy thai lợi và hại, mổ lấy thai khi chưa chuyển dạ, chỉ định mổ lấy thai, hậu phẫu mổ lấy thai, chỉ định mổ lấy thai khi nào, sinh mổ lấy thai, sau mổ lấy thai, tai biến sau mổ lấy thai, sinh mổ, phương pháp mổ lấy thai, vì sao không nên sinh mổ, có nên sinh mổ không, có nên sinh mổ hay không, sinh mổ nên hay không, tại sao không nên đẻ mổ, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.

Con chào đời an toàn, mẹ khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ với gia đình.

Không an toàn tuyệt đối

Mổ lấy thai không an toàn tuyệt đối như nhiều người lầm tưởng. Thực tế cho thấy, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh ở các trường hợp mổ lấy thai cao hơn so với các trường hợp sinh thường. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tai biến xảy ra trong lúc gây mê, gây tê, do chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu, do thuyên tắc mạch. Ngoài ra, ở những người sinh theo phương pháp mổ lấy thai, sẹo trên tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau; nếu không xử trí kịp thời, có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con. Đặc biệt, khi thời gian giữa hai lần mang thai quá gần (có thai lại khi vết mổ mới chưa đầy 2 năm), nguy cơ này càng cao.

Bên cạnh đó, những tai biến xa thường gặp là bệnh lạc nội mạc tử cung, dính ruột, tắc ruột cũng gây bất lợi cho cuộc sinh mổ. Một vấn đề khác quan trọng là so với trường hợp sinh thường, thời gian nằm viện của các sản phụ áp dụng phương pháp mổ lấy thai sẽ kéo dài hơn, tốn kém hơn. Từ đó, thai phụ phải chịu đau đớn nhiều hơn, sự chăm sóc, cho con bú cũng bị ảnh hưởng.

Chỉ định mổ lấy thai khi nào?

Hiện nay, mổ lấy thai trở thành một kỹ thuật rất phổ biến. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn có những nguy hiểm nhất định và có ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của người mẹ. Vì vậy, các bác sĩ điều trị bao giờ cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa đến quyết định mổ cho sản phụ, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

 

mổ lấy thai, mổ lấy thai lợi và hại, mổ lấy thai khi chưa chuyển dạ, chỉ định mổ lấy thai, hậu phẫu mổ lấy thai, chỉ định mổ lấy thai khi nào, sinh mổ lấy thai, sau mổ lấy thai, tai biến sau mổ lấy thai, sinh mổ, phương pháp mổ lấy thai, vì sao không nên sinh mổ, có nên sinh mổ không, có nên sinh mổ hay không, sinh mổ nên hay không, tại sao không nên đẻ mổ, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Chỉ nên mổ lấy thai khi cần thiết, theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi bác sĩ quyết định mổ lấy thai, thường rơi vào những trường hợp:

– Do khung xương chậu của thai phụ hẹp hoặc lệch, thai phụ dị dạng đường sinh dục, bất thường cơn co tử cung, sinh khó do cổ tử cung, thai phụ có vết mổ cũ mà không có điều kiện sinh ngả âm đạo, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung…

– Do thai to, ngôi thai bất thường, thai suy, mạng sống của thai nhi trong tử cung bị đe dọa (vỡ ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày…).

– Do sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non…

Đừng lạm dụng!

Do tâm lý cho rằng mổ lấy thai an toàn, trong khi chuyển dạ, quá đau, nhiều sản phụ thường yêu cầu bác sĩ cho mình sinh mổ để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hiện tại. Ngoài ra, không ít trường hợp tin theo tử vi, tướng số, muốn chọn ngày, chọn giờ con chào đời đã yêu cầu bác sĩ mổ lấy thai thay vì để sinh tự nhiên. Tuy nhiên, những điều này không đúng và có thể gây hại cho chính bà mẹ và thai nhi.

Ngày nay, với sự tiến bộ của gây mê hồi sức và kỹ thuật giảm đau trong sản khoa, có thể khắc phục những cơn đau khi sinh, giúp các bà mẹ bình tĩnh chờ đợi sự ra đời của các “thiên thần” một cách tự nhiên nếu không có bất kỳ trở ngại nào khác.

Các bà mẹ cũng không nên vì tin vào tử vi, tướng số mà đặt yêu cầu sinh mổ với các bác sĩ một cách không cần thiết. Thực tế, đã có những trường hợp vì khăng khăng yêu cầu sinh mổ theo giờ mà dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Khi ấy, vì sản phụ và gia đình kiên quyết yêu cầu mổ theo giờ nên phẫu thuật được thực hiện vào ban đêm. Tai biến băng huyết xảy ra, không có đủ máu để truyền cho mẹ vì việc tìm máu vào ban đêm rất khó, hậu quả dẫn đến rối loạn đông máu làm mẹ tử vong. Trong khi đó, nếu phẫu thuật mổ lấy thai được thực hiện vào ban ngày thì sự chuẩn bị cho ca mổ sẽ tốt hơn với đầy đủ phương tiện cấp cứu, có thể hạn chế nguy cơ tử vong cho mẹ, tránh hậu quả đáng tiếc này.

Hiện nay, phương pháp sinh thường, chuyển dạ tự nhiên thường được các bác sĩ tôn trọng, không can thiệp phẫu thuật khi chưa có chỉ định của thầy thuốc chuyên môn. Đây là điều có lợi cho sức khỏe sinh sản của các chị em phụ nữ.

Vì sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, không chỉ người thầy thuốc mà sản phụ phải có thái độ trân trọng, không nên lạm dụng việc mổ lấy thai. Chỉ dùng phương pháp này khi cuộc sinh đường ngả âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ, con hoặc cả hai. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, mổ lấy thai không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối mà có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe của mẹ và con.

Tư vấn chuyên môn:
PGS. TS. BS. Vũ Thị Nhung
Nguyên Giám đốc
Bệnh viện Hùng Vương, TP. HCM
Uyên Phương


Nguồn: Tạp chí Sức Khỏe

Bệnh viện Hạnh Phúc