Trước tình trạng bệnh tật gia tăng do thực phẩm, ngày nay, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình. Có tới 8 trong số 10 người Việt nói rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền cho thực phẩm và đồ uống không chứa các thành phần độc hại.

Ung thư trẻ hóa – tình trạng đáng báo động

Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư của WHO, số người bị ung thư trên toàn cầu đang tăng nhanh, ước tính với 18,1 triệu trường hợp mới và 9,6 triệu ca tử vong chỉ riêng trong năm 2018. Nghiêm trọng hơn, vào cuối thế kỷ này, ung thư sẽ là “kẻ giết người số một” trên thế giới và đây chính là rào cản lớn nhất trong việc tăng tuổi thọ con người.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư cũng đang gia tăng và trẻ hoá một cách đáng báo động. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về mức độ trẻ hóa ung thư nhưng GS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Hà Nội cho biết, tại Việt Nam một số bệnh ung thư có độ tuổi mắc sớm hơn so với thế giới. Có thể kể đến các bệnh thường gặp là ung thư vú, phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… Điển hình là ung thư vú được ghi nhận trẻ hơn so với thế giới từ 5 -10 tuổi.

Mới đây, thông tin những nghệ sĩ trẻ mắc bệnh ung thư khiến nhiều người không khỏi giật mình. Diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi khi chỉ mới 33 tuổi, diễn viên Duy Nhân cũng đã ra đi vì ung thư máu khi 29 tuổi, ca sĩ Wanbi Tuấn Anh 26 tuổi đã không may mắn mắc bệnh ung thư tuyến yên…

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K Trung ương cũng cho biết, bệnh viện này đã điều trị cho không ít những bệnh nhân ung thư chỉ ở tuổi 20, 21. Ung thư ở người già vẫn được ghi nhận nhiều hơn do nằm trong quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”, tuy nhiên, việc những người trẻ mắc ung thư sớm là điều rất đáng lo ngại.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, GS. Nguyễn Bá Đức cho hay, có thể do môi trường của chúng ta ô nhiễm hơn, việc tiếp xúc của con người với những yếu tố độc hại nặng nề và cường độ cao hơn, đặc biệt là qua đường ăn uống.

Lựa chọn “Ăn để chết” hay “Ăn để sống”?

Trước thực trạng bệnh không lây nhiễm gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu do thực phẩm người dân đã quan tâm nhiều đến lối sống, sinh hoạt của mình hơn. Hiện nhu cầu được sống khỏe mạnh thật sự rất lớn đối với đa số người tiêu dùng.

Theo kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng của công ty phân tích dữ liệu toàn cầu Nielsen, người Việt Nam đặc biệt quan tâm tới nguồn gốc thực phẩm. Trong số những người tham gia khảo sát, 77% chọn “nguyên liệu tươi, tự nhiên và hữu cơ có tác động ‘lớn’ hoặc ‘rất lớn’ tới quyết định mua sắm của họ.

 Kết quả cho thấy an toàn thực phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn thực phẩm của người dân.

Gần 8 trong số 10 người Việt nói rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền cho thực phẩm và đồ uống không chứa các thành phần độc hại. Chị Hoàng Thị Vân – Trú tại Lò Đúc, Hà Nội cho biết khoảng 4 năm nay, gia đình chị chỉ mua thực phẩm ở các cửa hàng thực phẩm sạch, đặc biệt là rau xanh. Nếu mua ngoài chợ chỉ vài nghìn đồng có mớ rau nhưng chị sẵn sàng chi gấp 2,3 lần để mua rau có nguồn gốc an toàn.

“Trước đây tôi có thói quen đi làm về ghé vào chợ cóc hoặc bà bán hàng rong mua cho tiện. Sau một lần con trai bị ngộ độc thực phẩm vì ăn dưa chuột thì tôi từ bỏ hoàn toàn. Vào siêu thị giá cao hơn một chút nhưng nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Siêu thị giờ cũng phong phú đủ các loại thực phẩm cho mình lựa chọn”, chị Vân chia sẻ.

Không chỉ riêng chị Vân, tâm lý chuyển dịch sang thực phẩm an toàn đang là xu hướng chung hiện nay. Theo báo cáo Healthy Eating tại Việt Nam của Younet bằng phương pháp khảo sát từ các trang tin tức và thảo luận trên mạng xã hội, người tiêu dùng đang muốn theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống với các chủ đề nổi bật về ăn chay, thực phẩm hữu cơ, sữa hạt…

 Kết quả tìm kiếm về các chủ đề nổi bật về việc ăn uống lành mạnh

Xu hướng ăn để khỏe, ăn cho tương lai hướng người tiêu dùng thay đổi suy nghĩ lựa chọn sản phẩm để sử dụng cho mình và gia đình.

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vài năm gần đây, hàng loạt doanh nghiệp lớn đã chuyển thêm hướng kinh doanh các sản phẩm sạch. Đáng chú ý, đầu tư bài bản nhất là tập đoàn Vingroup khi bỏ ra tới 3.000 tỷ đồng, ra đời công ty VinEco với 14 nông trường quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao phân bổ rộng khắp trên toàn quốc. Hàng nghìn tấn rau sạch, rau an toàn được đơn vị này phân phối độc quyền tại hơn 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng VinMart+. Đặc biệt, đây cũng là một trong số rất ít đơn vị “dám” mời người tiêu dùng đến thăm quan trực tiếp các nông trường để được chứng kiến tận mắt quy trình sản xuất nông sản. Đầu tư bài bản, cách triển khai hiện quả và công khai minh bạch giúp VinEco dù chỉ mới ra mắt thị trường mới 3 năm nhưng đã chiếm được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng khó tính.

Rau an toàn được bán tại siêu thị VinMart.

Thực tế, những sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ cao sẽ không chỉ giúp tăng năng suất, đảm bảo yếu tốt an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có đầy đủ chất dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng. Khi đó, ăn sẽ không còn là mối lo ngại mà thực sự là sự thưởng thức một trong những thú vui quan trọng của cuộc sống.

 

(Nguồn: Vingroup)

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc