Với vai trò người lính, Trần Văn Be_con người cống hiến cả cuộc đời cho đất nước. Từ Trà Vinh cho tới Bạc Liêu, không ai là không biết đến ôngTư Be (Thượng tá Trần Văn Be), không những là một chiến sĩ xuất sắc trên Mặt trận bảo vệ an ninh Tổ quốc mà còn là một nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

VÌ NƯỚC QUÊN THÂN, VÌ DÂN PHỤC VỤ

Thượng tá Trần Văn Be sinh ngày 18, tháng 8, năm 1959. Ông là Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, trực thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ của Bộ Công an.Quê ông ở tỉnh Trà Vinh, mọi người hay gọi ông với cái tên thân mật là Tư Be.

Ông Tư Be tham gia vào lực lượng Công an lúc ông mười tám tuổi,khi đất nước vừa mới giải phóng không lâu, là một thanh niên sớm ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội nên ông đã khôngngại vất vả, thiếu thốn, bằng chính lòng yêu nước sắt son của mình.

Sau một thời gian công tác tại Tiểu đoàn 3 – Trà Vinh, thì tháng 5/2010 Bộ Công an có quyết định thành lập Tiểu đoàn 5 trực thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ (đóng quân tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), ông Tư Be được cấp trên phân công, điều động về Bạc Liêu giữ chức Phó Tiểu đoàn trưởng, phụ trách công tác chính trị tổ chức. Từ ngày được nhận nhiệm vụ ở mảnh đất đờn ca tài tửnày, ông đã gặp không ít khó khăn, vợ ông lại vừa mới qua đời, con còn nhỏ, tuổi đã cao,cơ sở hạ tầng chưa có, chỗ ăn, chỗ ngủ còn thiếu thốn. Tuy vậy, ông vẫn luôn là ngườitận tụy trong mọi công việc, không ngại gian khổđể dẫn dắt đàn em, hướng dẫn tận tình nghiệp vụ công tác chuyên môn cho lớp trẻ. Sự tâm huyết trong quá trình làm việc cũng như chữ tín của ông đã đươc các đồng chí trong ngành khen ngợi, còn thanh niên thì noi gương, phấn đấu, ra sức học hỏi từ những điều có ích mà hằng ngày ông Tư chỉ bảo.

Vừa qua, trong cuộc thi nhân dịp kỉ niệm 12 năm thành lập Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ, ông Tư đã đạt được giải nhất với tác phẩm Chuyện ở vùng quê.

Ông Tư Be không những được người dân sông nước biết đến với hình ảnh người Cảnh sát nhân dân,mà còn là một nghệ sĩ đam mê sáng tác tân nhạc, cổ nhạc. Những lời ông viết ra mang âm hưởngmiền Tâynhư những dòng suối trong tưới mát tâm hồn ông, khơi gợi và nhắc lại một thời hoài niệm hào hùng đã qua.

IMG_0719 (1)

CHẤT NGHỆ SĨ TRONG NGƯỜI CHIẾN SĨ

Sau giờ làm việc mệt mỏi, đầy nguy hiểm rình rập, ôngTư lại trở về với con người thực của mình, con người yêu ca hát và hăng say sáng tác. Những ca khúc của ông như thể khứa vào tiềm thức, làm sống dậy một thời oanh liệt, làm rạo rực trái tim của người nghe.

Những bài hát ông viết ra luôn là bạn đồng hành trong các lần ra quân. Những nốt nhạc làm rung động trái tim người dân miền Tây Nam Bộ, khích lệ sự dũng cảm và tinh thần chiến đấu quên mình vì tổ quốc của ôngTư Be thực sự sống mãi với thời gian.

Ông say sưa kể về ca khúc đầu tay của mình, như hẳn đó là đứa con tinh thần đã được thai nghén từ rất lâu rồi vậy. “Vai con mang ba lô, tay con cầm chắc súng, mỗi bước quân hành con chẳng ngại đường xa” hay “Con vẫn hành quân qua khắp mọi miền tổ quốc, dù gian khổ, hy sinh, con chẳng sờn lòng”, đó là lời ca được trích trong bài Con vẫn hành quân của ôngTư, lời bài hát mộc mạc, giản dị như chính con người của ông.Con vẫn hành quân được lưu giữ mãi trong tâm thức của thanh niên, nhắc nhở họ về một thời xa vắng hành quân, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, không màn gian khó, bảo vệ quê hương để có cuộc sống thanh bình của lực lượng Cảnh sát cơ động.

Hình ảnh mẹ trong lời bài hát của ông không sừng sững hiện ra mà nhẹ nhàng và dịu ngọt như dòng nước nguồn, từ từ tưới mát lên tâm hồn của chiến sĩ xa quê. Để rồi, dù có đi qua bao mảnh đất khách đi chăng nữa thì người lính trẻ mãi nhớ về “hình bóng mẹ uy nghi, áo bà ba, cổ quấn khăn rằn”, nghĩ về mẹ để có động lực bước tiếp trong màn đêm, để vững tin một lòng vào Tổ quốc.

Mẹ là ánh nắng lung linh, mẹ là chân lý niềm tin rạng ngời, mẹ là ánh đuốc soi đời, để cho con cháu sau này noi theo”, lời ca viết ra làm rung động trái tim người nghe, như thể những lời ca đó được viết từ hơi thở, từ nước mắt của ôngTư. Người mẹ Giồng Rai thao thức đêm trường, luôn dõi theo từng bước chân của các con, là ngọn đuốc soi sáng mọi ngóc ngách, gian khổ trên con đường hành quân, để chiến sĩ luôn vững tay súng để ngày đêm ra sức thực thi nhiệm vu, bắt gọn kẻ gian, triệt tiêu nhiều vụ án, đem lại sự bình yên trên mảnh đất chứa chan tình người.

Hay bài Chuyến đò chiều có “cô lái đò trên dòng sông Hậu, dáng xinh xinh trông thướt tha, dịu hiền”, làm say lòng anh chiến sĩ xa quê, thương nhớ một hình bóng thước tha của người con gái miền Tây.

Ba mươi bảy năm cống hiến cho lực lượng Công an, chú Tư Be thật sự là một chiến sĩ xuất sắc hoạt động trên lĩnh vực Cảnh sát và là người nghệ sĩ có tâm hồn cao cả.

 Cung thương sâu nặng ân tình ấy,

Gửi mấy dòng thơ để lại đời;

Tuổi xuân nắng gió thao trườngchiến,

Đến tuổi về hưu cũng xung phong. 

Trần Thị Như Vĩ

(Theo TC Sách và đời sống)

Bệnh viện Hạnh Phúc