“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội, cái gì muốn biết ta sẽ phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết… Những mối quan hệ trong công việc, dự định hợp tác kinh doanh nhiều khi được thiết lập ngay trên bàn tiệc.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội, cái gì muốn biết ta sẽ phải học
Văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện nét đẹp trong giao tiếp, việc ăn uống có những phép tắc, lề lối riêng. Qua cách ăn có thể đoán được tính nết, cốt cách, trình độ học vấn của người ăn. Chả thế ông bà ta vẫn luôn dạy con cháu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
Thế nhưng ngày nay, với sự phát triển ồ ạt của kinh tế xã hội, người ta sống vội sống gấp, sống xô bồ hơn. Là người Việt, chắc chắn rất nhiều người đã phải xấu hổ đỏ mặt khi tình cờ xem được đoạn clip quay cảnh các thực khách Việt tranh nhau thức ăn ở một nhà hàng buffet.
Không những bỏ thừa mứa đồ ăn thức uống, họ còn ăn uống nhồm nhoàm, cười nói rổn rảng trông rất phản cảm. Nếu ai có dịp đi du lịch Nhật Bản, Singapore, Thái Lan đến các nhà hàng buffet, chắc chắn sẽ bắt gặp những dòng chữ ghi bằng tiếng Việt với nội dung: “Xin vui lòng lấy đủ thức ăn, nếu ăn để thừa sẽ bị phạt tiền…”. Mà các nhà hàng này đâu phải chỉ phục vụ riêng người Việt Nam, còn có rất nhiều thực khách quốc tế. Những dòng chữ “thật thà” của các nhà hàng nước ngoài kiểu này hẳn làm buồn lòng những ai từng tự hào về sự cầu kỳ, tinh tế trong thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Chính vì vậy mà văn hóa ăn tiệc ở nơi công cộng vẫn là điều đáng phải bàn trong văn hóa ẩm thực hiện nay của người Việt.
Văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện nét đẹp trong giao tiếp, việc ăn uống có những phép tắc, lề lối riêng.
Được mời tham dự một bữa tiệc bạn thấy lúng túng vì từ trước đến giờ chỉ tham dự các bữa tiệc thân mật trong gia đình, bạn bè nơi mà bạn có thể ăn uống thoải mái không câu nệ. Nhưng trong buổi tiệc sang trọng, lịch sự với nhiều người quan trọng, bên cạnh việc giao tiếp tốt thì bạn cũng phải quan tâm đến nghệ thuật ăn uống để gây ấn tượng tốt với người xung quanh.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội, cái gì muốn biết ta sẽ phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết… Những mối quan hệ trong công việc, dự định hợp tác kinh doanh nhiều khi được thiết lập ngay trên bàn tiệc.
Là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, nhiều chủ doanh nghiệp còn mạnh dạn đầu tư cho nhân viên mình đi học, bởi họ hiểu trao cho nhân viên kỹ năng sống tốt, biến họ trở thành người giao tiếp lịch thiệp là một cách để lấy lòng các khách hàng thượng đế mà họ đang dày công chinh phục.
Bài học vỡ lòng của những kỹ năng đó là “Văn Hóa Bàn Tiệc – Dining Etiquette Major” được công ty Pamas Spa & Clinic tổ chức huấn luyện cho nhân viên tại Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc (VAAC), đơn vị tiên phong đưa chương trình “Văn Hóa Bàn Tiệc” thành một chương trình đào tạo ngoại khóa chính thức của trường.
Kỹ năng “Văn Hóa Bàn Tiệc – Dining Etiquette Major” được công ty Pamas Spa & Clinic tổ chức huấn luyện cho nhân viên tại Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc (VAAC)
Tại đây các nhân viên của Pamas Spa & Clinic được trải nghiệm thực tế yến tiệc đẳng cấp quốc tế cùng các giảng viên giàu kinh nghiệm của Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc tại khách sạn Renaissance Riverside Saigon. Qua sự kiện này, các nhân sự chủ chốt của Pamas Spa & Clinic được trang bị những kiến thức xã giao qua các buổi tiệc sang trọng mà họ sẽ có dịp thể hiện ở những buổi tiếp tân long trọng do công ty tổ chức.
Bằng cách tạo sự khác biệt cho nhân viên của mình, những doanh nghiệp thức thời như Pamas Spa & Clinic chắc chắn sẽ tạo dựng được thương hiệu ấn tượng mạnh mẽ trong lòng các thượng đế của họ bởi hơn ai hết họ hiểu rằng cho dù máy móc và các phương tiện dịch vụ hiện đại đến đâu thì yếu tố con người mới thực sự quyết định sự thành công của họ.