Chúng ta cũng thường có xu hướng đánh giá quá cao truyền miệng trực tuyến vì nó dễ nhìn thấy hơn. Các trang truyền thông xã hội cung cấp các bản sao chép tiện lợi của các clip, các bình luận và những thứ khác chúng ta chia sẻ. Vì vậy khi nhìn vào đó, dường như nó rất nhiều. Nhưng chúng ta không nghĩ nhiều như thế về các cuộc nói chuyện ngoài đời trong cùng khoảng thời gian đó vì chúng ta không thể dễ dàng thấy chúng.
Chẳng có ai ghi lại cuộc tán gẫu với Susan trong bữa trưa hay chuộc trò chuyện với Tim khi chờ bọn trẻ tan học. Nhưng dù cho chúng không dễ thấy, chúng vẫn có một ảnh hưởng lớn tới hành vi của chúng ta.
Hơn nữa, trong khi một người có thể cho rằng truyền miệng trực tuyến tiếp cận được nhiều người hơn, điều đó không phải là luôn đúng. Chắc chắn là, truyền miệng trực tuyến có thể tiếp cận nhiều người hơn. Dù sao đi nữa, trong khi nói chuyện mặt-đối mặt thường chỉ diễn ra giữa hai người, hoặc giữa một nhóm nhỏ đếm trên đầu ngón tay, một trạng thái được cập nhật hay một tweet trung bình được gửi đến hơn một trăm người. Nhưng không phải tất cả những người nhận tiềm năng đó đều đọc được các thông điệp.
Con người bị ngập trong các thông tin trực tuyến, vì vậy họ không có thời gian đọc tất cả các tweet, các tin nhắn hay các thông tin mới được gửi cho mình. Ví dụ, một vài bài tập nhỏ giữa các học sinh của tôi cho thấy ít hơn 10% các bạn học trả lời nhưng thông tin mà họ đăng lên. Đa số các bài đăng trên Twitter còn nhận được phản hồi ít hơn. Các cuộc hội thoại trực tuyến có thể tiếp cận số lượng người rất lớn, nhưng khi xét rằng nói chuyện ngoài đời có thể sâu sắc kỹ càng hơn, rất khó để chắc chắn rằng các mạng truyền thông xã hội là lựa chọn tốt hơn.
Do đó vấn đề đầu tiên của sự cường điệu đối với truyền thông xã hội là mọi người thường bỏ qua tầm quan trọng của việc truyền miệng ngoài đời, kể cả khi chúng phổ biến hơn và có tiềm năng gây ảnh hưởng nhiều hơn là truyền miệng trực tuyến
Vấn đề thứ hai là Facebook và Twiiter chỉ là công nghệ, không phải chiến lược. Marketing truyền miệng chỉ có tác dụng khi mọi người thực sự nói về điều đó. Các quan chức y tế có thể tweet hàng ngày về tính dục an toàn, nhưng nếu không ai truyền tải thông điệp này, chiến dịch vẫn sẽ thất bại. Chỉ đăng bài lên Facebook hay tweet không có nghĩa là những thứ đó sẽ được nhận thấy và lan truyền. Năm mươi phần trăm video Youtube có lượng xem ít hơn năm trăm. Chỉ một-phần-ba của 1 phần trăm được xem nhiều hơn 1 triệu lần.
Sử dụng sức mạnh của truyền miệng, trực tuyến hay ngoài đời, đòi hỏi ta phải hiểu về việc tại sao mọi người nói về những điều đó và tại sao một số thứ lại được nói và chia sẻ nhiều hơn những thứ khác. Đây là tâm lý học về chia sẻ. Khoa học về sự truyền tải mang tính cộng đồng.
Lần tới khi bạn tán chuyện tại một buổi tiệc hay đang ăn cùng đồng nghiệp, hãy tưởng tượng mình là một con ruồi đậu trên tường, nghe lỏm chính cuộc nói chuyện của mình. Bạn có thể sẽ nói về một bộ phim hay về một người đồng nghiệp. Bạn có thể trao đổi các câu chuyện về việc đi du lịch, nhắc đến con của một ai đó, hoặc phàn nàn về thời tiết đột nhiên ấm bất thường.
Tại sao? Bạn có thể nói về bất cứ thứ gì. Có cả tỷ chủ đề, ý tưởng, sản phẩm và câu chuyện khác nhau để bạn bàn tán. Tại sao bạn lại nói về những thứ nhất định đó? Tại sao lại là câu chuyện, bộ phim hay người đồng nghiệp đó mà không phải là câu chuyện khác, bộ phim khác hay người đồng nghiệp khác?
Một số câu chuyện có tính lan truyền nhiều hơn, một số tin đồn có khả năng lây lan cao hơn. Một số nội dung trực tuyến trở nên phổ biến trong khi một số khác không bao giờ được lưu truyền. Một số sản phẩm được truyền miệng rất nhiều, trong khi một số khác không được nhắc đến. Tại sao? Điều gì khiến cho một số sản phẩm, ý tưởng và hành động được nói đến nhiều hơn? Những điều đó có trong nội dung cuốn sách này.
Thông tin về tác giả:
JONAH BERGER là Trợ Lý Giáo Sư Marketing của James G.Campbell tại Trường Wharton thuộc Đại Học Pennsylvania. Anh đã xuất bản nhiều bài viết trong các tạp chí học thuật hàng đầu, và nhiều bài viết khác của anh cũng xuất hiện trên các tờ báo như the New York Times, The Wall Street Journal, The Washington Post, Science, Hvard Business Review, Wired, BusinessWeek, và Fast Company. Các nghiên cứu của anh cũng được đăng trong tạp chí hàng năm với tên “Ý tưởng của năm” của tờ The New York Times Magazine. Berger đã được trao tặng giải thưởng về giảng dạy và học bổng, được vinh danh là “Vị Giáo Sư Thép” của Đại học Wharton
Nguồn: Cty Sách Thái Hà
Phụ Nữ Hiện Đại đồng hành truyền thông cùng Thaihabooks