Tại hội thảo “Đái tháo đường, cập nhật và điều trị phòng ngừa” diễn ra ngày 2/8/2018, TS.BS Nguyễn Song Anh Tú, Giám đốc Viện chăm sóc sức khoẻ Hoa Kỳ (N.N Medical) đã có cuộc trao đổi chuyên sâu về liệu pháp giảm insulin trong điều trị bệnh tiểu đường, giảm cân và béo phì.

TS.BS Nguyễn Song Anh Tú

Xin chào bác sĩ, ông có thể chia sẻ rõ hơn về cơ chế quản lý cân nặng dựa vào insulincũng như tác dụngcủa nó đến việc điều trị bệnh tiểu đường?

Công tác ở Bệnh viện Fountain Valley Medical Center và tại Bolsa Medical Clinics, sau nhiều năm tập trung điều trị bệnh cho hơn 12.000 bệnh nhân béo phì tại Mỹ, tôi nhận thấy bản chất của việc tăng cân hay giảm cân chính là insulin, yếu tố mà khi nhắc đến ai cũng nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường. Cụ thể, khi mức insulin giảm xuống, cơ thể sẽ đốt mỡ và không dự trữ mỡ, còn khi mức insulin tăng lên, cơ thể sẽ dự trữ đường ở dạng mỡ. Cách quản lý cân nặng dựa vào insulin có một tác dụng đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, vì sau nhiều năm bị kháng insulin, sau áp dụng liệu pháp insulin khiến chất insulin được giảm cùng với chất béo, thì các đồng vị insulin mới được tạo ra và nó sẽ không bị đề kháng nữa. Khi đó bệnh nhân tiểu đường sẽ được cải thiện rất nhiều. Cơ chế này có tác dụng đối với những trường hợp đã phát bệnh hơn 10 năm.

Theo thông tin từ Hiệp hội Đái tháo đường, số người thừa cân, mắc bệnh béo phì và tiểu đường của Việt Nam ngày càng gia tăng, theo ông đâu là nguyên nhân?

Thừa cân được định nghĩa khi có Chỉ số khối cơ thể BMI từ 25 đến 30, và béo phì được định nghĩa khi có BMI trên 30. Ở Mỹ, tỉ lệ người béo phì tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt, ước tính có đến hơn 2/3 số người trưởng thành bị mắc bệnh thừa cân. Còn ở Việt Nam, con số này cũng rất cao, gấp 4 lần mức tăng trưởng trung bình và có khả năng sẽ cao nhất thế giới trong thời gian tới. Nguyên nhân chính đến từ thói quen ăn uống với thực đơn ngày càng nhiều chất bột đường.

Trong quá trình điều trị, tôi nhận thấy rất nhiều bệnh nhân là người gốc châu Á thế hệ thứ hai bị thừa cân hoặc béo phì. Họ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ở thế hệ đầu. Các bệnh nhân này thường ăn nhiều các loại thực phẩm truyền thống của Mỹ (bánh quy, bánh chiên, đồ ăn nhanh, nước ngọt, nước trái cây, sữa) và gặp nhiều vấn đề sức khoẻ. Chính vì thế  tôi cũng tin rằng, các vấn đề sức khoẻ có liên quan đến thức ăn chuẩn Mỹ (SAD). Ngày nay, các loại thực phẩm SAD đang được tiêu thụ ngày càng tăng ở những nơi khác trên thế giới. Hàng loạt các chuỗi thức ăn nhanh bùng nổ ở các nước châu Á, Việt Nam không ngoại lệ. Theo báo cáo của Viện Phát triển Hải ngoại, số lượng người trưởng thành bị thừa cân, béo phì ở các nước đang phát triển đã tăng gần 4 lần. Tỉ lệ béo phì bùng phát song song với hàng loạt chuỗi thức ăn nhanh tại các quốc gia này không phải ngẫu nhiên. Trải qua nhiều thế hệ mặc dù người dân châu Á đã thích nghi với chế độ nạp dung lượng chất bột đường cao hơn, như bún gạo trong chế độ ăn truyền thống, nhưng cơ thể của họ không thể xử lý tình trạng quá tải chất bột đường, đặc biệt là đường. Điều này cho thấy quá nhiều đường trong máu và insulin quá cao!

Vậy làm thế nào để có thể giúp người thừa cân, béo phì, bệnh nhân tiểu đường giảm insulin, giảm đường trong máu?

Phải thay đổi thói quen ăn uống theo hướng giảm lượng chất bột đường, giảm insulin trong thực đơn.

American ournal of Public Health từng công bố, tỉ lệ giảm cân thành công của người béo phì chỉ đạt 1/124 ở nữ và 1/200 ở nam. Một số chọn cách giảm cân tiêu cực như dùng thuốc, các sản phẩm giảm cân nhanh theo quảng cáo và tiếp tục thất vọng. Theo ông vấn đề nên giải quyết từ đâu?

Một trong nhưng nguyên nhân gia tăng bệnh tiểu đường nhanh là do những vấn đề nan giải mà hầu hết các chương trình ăn kiêng, giảm cân gặp phải như sau. Thứ nhất, người bệnh khó lòng theo hết chương trình do được yêu cầu phải giảm ăn và tập thể dục. Thứ hai, dù đã theo hết chương trình, nhưng khi bệnh nhân xuống cân đến ngưỡng thì họ không thể giảm cân được nữa. Và khi cân nặng dừng lại họ sẽ ăn trở lại, ăn ẩu, lập tức cân nặng tăng trở lại và chính vì thế lượng đường huyết cũng tiếp tục tăng trở lại.

Chương trình, liệu pháp insulin của chúng tôi khắc phục được hai khó khăn trên, dựa vào các nghiên cứu đã được công bố trên nhiều tài liệu khoa học uy tín. Liệu pháp này khác biệt dựa vào cơ sở khoa học: khác với ăn kiêng là giảm calo, giảm mỡ, giảm đường, giảm tinh bột, giảm chất đạm… để bệnh nhân xuống cân, nhưng liệu pháp insulin chỉ tập trung vào giảm chất insulin để cơ thể bệnh nhân có thể đốt mỡ và bớt bệnh tiểu đường. Cái khó của ăn kiêng chính là giảm ăn, phải ăn ít, trong khi ăn ít rất khó, rất khổ sở. Nhưng ăn thinsulin là ăn thoải mái, chỉ kiêng những thức ăn làm tăng insulin. Mặt khác, trong khi ăn kiêng phải theo suốt đời thì ăn thinsulin chỉ yêu cầu bệnh nhân ăn trong thời gian ngắn. Sau hai giai đoạn ăn thinsulin chủ động và bị động (7 tháng), bệnh nhân có thể từ từ ăn trở lại gần như bình thường và không bị kháng insulin.

Đây là một thông tin đáng tham khảo, đồng thời là tin vui cho người thừa cân, béo phì và người mắc bệnh tiểu đường trong quá trình tìm giải pháp giảm đường huyết, giảm insulin và giảm cân của mình. Vậy ông có dự tính đưa các liệu pháp này về Việt Nam trong thời gian tới?

Tại Việt Nam, năm 2017 chúng tôi đã ra mắt sách về Liệu pháp thinsulin, trước đó cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Phương pháp thinsulin cũng đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ và được mua bản quyền truyền thông bởi một tập đoàn hàng đầu tại châu Âu. Hy vọng nó sẽ giúp cho nhiều người bệnh tại Việt Nam cũng như giúp giảm thiểu căn bệnh tiểu đường đang phát triển mạnh mặt tại đây.

Xin cảm ơn ông!

P.T (thực hiện)

Nguồn: Thế Giới Số/thegioiso.vn 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc