(Phunuhiendai.vn)-Abby Wynne là một trong những người có uy tín và năng lực hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tâm lý trị liệu và Chữa lành bằng Năng lượng. Cô hướng dẫn mọi người cách kết nối lại với trái tim và tâm hồn của họ, để mọi người được chữa lành từ bên trong, sống vui khỏe, biết ơn và tận hưởng cuộc sống. 

Cô là tác giả của cuốn sách Chữa lành bằng năng lượng vừa được Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức phối hợp cùng NXB Dân Trí ấn hành.

Chữa lành là gì?

  • Chữa lành có nghĩa là sống đúng với chính mình trong mọi lúc
  • Chữa lành có nghĩa là chân thực với chính mình ở mọi nơi
  • Chữa lành có nghĩa là nói “không” khi bạn cần nói không, nói “có” khi bạn cần nói có
  • Chữa lành là làm điều đúng đắn, bất kể khó khăn đến mức nào
  • Chữa lành có nghĩa là tha thứ cho người khác, ngay cả khi họ thực sự làm tổn thương bạn, học cách chấp nhận và chịu đựng điều đó, học cách đối mặt với nỗi đau và ở cạnh nó, thay vì chạy trốn khỏi nó
  • Chữa lành là buông bỏ nhu cầu kiểm soát mọi thứ, là mở rộng dòng chảy của cuộc sống và tin tưởng rằng tất cả sẽ được chăm sóc
  • Chữa lành là việc nhận chân bản chất sự việc, và tiếp nhận điều đó như chính nó, thay vì sử dụng suy luận của chúng ta để biến nó thành một thứ khác
  • Chữa lành dễ truyền từ người này sang người khác! Giống như bông hoa vươn mình về phía ánh sáng, tất cả con người đều muốn chuyển sang trạng thái chữa lành.

Chữa lành bằng năng lượng hoạt động ở tất cả các cấp độ: thể chất, tâm trí, cảm xúc và tâm linh, là một công cụ rất mạnh mẽ có thể giúp bạn trong mọi vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống.

Hơn cả một cuốn sách, CHỮA LÀNH BẰNG NĂNG LƯỢNG trao tặng bạn những giá trị vô giá:

  • Niềm tin yêu vào cuộc sống
  • Tin tưởng vào giá trị bản thân
  • Quan điểm sống hòa hợp với thiên nhiên
  • Được là chính mình

Trích đoạn từ sách: “Tôi gác máy điện thoại. Tôi biết mình đã làm đúng. Rằng tôi đã đấu tranh vì chính mình. Tôi dịu dàng và yêu thương, anh ấy đã nói lời xin lỗi, nhưng tôi vẫn cảm thấy nỗi đau trong lồng ngực. Trái tim tôi đau đớn, như thể Michael đã đâm một con dao vào đó, sâu hoắm, xuyên qua cả xương và đâm thẳng vào cốt lõi con người tôi. Tai tôi nghe lời xin lỗi, não tôi chấp nhận lời xin lỗi, nhưng trái tim tôi, ôi, trái tim tôi thì đau. Không có cách nào khác cả. Và nỗi đau cứ ở đó, trong nhiều giờ, nhiều ngày và nhiều tuần. Rồi khi lưỡi dao sắc lẹm dần dần biến mất, tôi cảm thấy trong mình trống rỗng, giống như một phần trái tim tôi đã chết, bị tắc nghẽn, hoặc bằng cách nào đó đã bỏ tôi mà đi.”

Tất cả chúng ta đều từng trải qua những lần tổn thương sâu sắc, và thường thì chúng ta hiểu được vì sao. Chúng ta nghĩ về những gì đã xảy ra và cố gắng lý giải nó. Chúng ta thậm chí có thể tha thứ cho người đã làm chúng ta tổn thương, nhưng đôi khi vẫn cứ cảm thấy đau đớn, thậm chí nhiều tháng sau khi sự việc xảy ra. Cứ như thể, dù trong tâm trí, chúng ta đã sẵn sàng bỏ qua, nhưng một số phần trong cơ thể vẫn giữ chặt nỗi đau và không muốn buông bỏ. Nhịp độ tiến triển của thế giới khiến chúng ta phải gạt phần đó sang một bên để có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Khi làm như thế, chúng ta thường bỏ lại một phần của mình ở  phía sau, để lại một khoảng trống bên trong. Bất luận có mong mỏi đến đâu, chúng ta cũng không thể nghĩ được cách thoát ra khỏi sự cố ấy.

Thế giới này không chỉ là những gì chúng ta mắt thấy tai nghe. Chẳng hạn, con người không thể nghe tiếng chó huýt gió, nhưng biết rằng chó có thể làm được việc đó. Vì vậy, về mặt logic, chúng ta hiểu rằng âm thanh có tồn tại ngoài phạm vi nghe của chúng ta. Tương tự như vậy, có những màu sắc mà mắt chúng ta không thể nhìn thấy, có những kết cấu tinh tế đến độ chúng ta không thể phân biệt được và có những hương vị thì nằm ngoài dải vị giác của chúng ta. (Có lẽ cũng như vậy!) Chúng ta hiểu một cách hợp lý rằng cơ thể vật lý của chúng ta bị hạn chế và chỉ có thể xử lý thông tin trong một phạm vi nhất định. Do đó, về mặt logic, ta cũng có thể nói rằng ở ngoài kia có nhiều thông tin hơn lượng thông tin mà chúng ta có thể xử lý. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta dán nhãn cho mọi thứ hòng phân loại và sắp xếp chúng thành “đã biết” hoặc “chưa biết”.

Chúng ta cũng không có khả năng xử lý tất cả những điều rơi vào dải nhận biết của chúng ta. Có một thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng, trong đó hai đội chuyền một quả bóng chày cho nhau. Một đội mặc áo trắng, đội kia mặc áo màu đen. Bạn phải đếm số lần đội áo trắng chuyền bóng cho nhau. Khi chú ý và tập trung vào đội trắng, bạn không thấy rằng có một người đàn ông trong bộ đồ khỉ đột bước vào, chạy quanh các cầu thủ, vẫy tay rồi bỏ đi. Vì bạn quá tập trung vào việc đếm lượt chuyền bóng, nên não của bạn không chú ý gì đến con  khỉ đột. Đó là sự nhận biết được dồn vào một điểm. Thông thường, những gì bạn tập trung vào là những gì bạn nhận thức được. Vì vậy, chúng ta thực sự bỏ lỡ rất nhiều việc đang diễn ra!

Chúng ta có thể chọn những gì mình muốn trải nghiệm, và cũng có thể điều chỉnh sự tập trung của mình để ngăn chặn những gì chúng ta không muốn trải nghiệm, giống như đóng cái phần đang đau đớn của chúng ta lại. Chúng ta có thể chặn đứng những cảm giác hoặc cảm xúc khó chịu, hoặc ngăn chặn việc biết rằng trong mình đang có điều gì đó không ổn.

Chúng ta học cách phớt lờ những điều không có ý nghĩa với bộ não, như người đàn ông bên trong bộ đồ khỉ đột, hay nỗi đau vẫn còn ở trong tim chúng ta nhiều tháng sau lần tan vỡ. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta không thể tảng lờ những điều này vì chúng phát triển quá lớn, quá đau đớn. Chúng xâm chiếm và bủa vây chúng ta, buộc chúng ta phải chú ý đến chúng. Và khi chúng ta chú ý thì đó là lúc quá trình chữa lành bắt đầu.

Chi Chi/ CLB Phụ Nữ Hiện Đại giới thiệu

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc