(Phụ Nữ Hiện Đại) – Thế hệ mới những người Việt trẻ tài năng cho thấy họ có kiến thức và kỹ năng lãnh đạo vững chắc để dẫn dắt doanh nghiệp gia đình của họ xây dựng năng lực bền bỉ, đồng thời phát triển trong và sau đại dịch COVID-19.

Thuộc chuỗi sự kiện Lộ trình đến thành công trong quản lý do Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT tổ chức, tọa đàm “Làm cho đúng: Chuyển giao quản lý từ những người sáng lập sang thế hệ kế cận” thu hút gần 400 giám đốc điều hành thuộc thế hệ kế thừa, các chuyên gia trong ngành, học giả và sinh viên.

Sự kiện nêu bật tầm quan trọng của các doanh nghiệp gia đình trong nền kinh tế Việt Nam và những bài học kinh nghiệm then chốt để nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.

(Từ trái) Ông Phạm Chân Quang (Giám đốc điều hành Công ty CP Gỗ Tân Thành), bà Trần Hồng Hạnh (Nhà sáng lập thương hiệu thời trang trẻ em Rabity), ông Kwan Yi Quek (Giám đốc điều hành Tập đoàn Q Industries) và ông Antoine Goupille (giảng viên RMIT và điều phối viên toạ đàm) đã thảo luận về tầm quan trọng của các công ty gia đình trong nền kinh tế Việt Nam.

Bà Trần Hồng Hạnh, nhà sáng lập thương hiệu thời trang trẻ em Rabity – một nhánh thuộc công ty gia đình Tân Phú, chia sẻ về động lực giúp bà thành lập chuỗi bán lẻ mới bên cạnh hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp gia đình bà.

Bà nói: “Điều đặc biệt khó khăn với tôi là thuyết phục ba mẹ đổi mới và cho ra đời một thương hiệu thời trang không mang tên của thương hiệu gia đình. Ba mẹ tôi hơi bảo thủ và tôi phải chứng minh với họ thấy rằng đó là cách để phát triển doanh nghiệp gia đình mình hơn nữa”.

Tư duy cấp tiến của bà đã giúp Rabity nhân rộng lên hơn 80 cửa hàng trên khắp Việt Nam và Campuchia. Bà Hạnh chia sẻ rằng thành công mà bà có được đến từ kinh nghiệm quản lý bà tích luỹ được trước đây khi làm việc cho các doanh nghiệp phi gia đình và doanh nghiệp nước ngoài, cũng như từ kiến thức và kỹ năng bà học được khi theo học kinh doanh tại RMIT.

Ông Phạm Chân Quang, Giám đốc điều hành Công ty CP Gỗ Tân Thành, cho biết có vô vàn khó khăn ông đã gặp phải và chia sẻ bài học kinh nghiệm ông rút ra được từ lúc bắt đầu lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp khi ba mẹ về hưu.

Lãnh đạo kế thừa trong các doanh nghiệp gia đình (thứ hai, ba, tư từ trái qua), cùng giảng viên Đại học RMIT tại toạ đàm “Làm cho đúng: Chuyển giao quản lý từ những người sáng lập sang thế hệ kế cận”.

Là lãnh đạo thành công của một tập đoàn đang phát triển mạnh mẽ, ông Quang nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc có một cố vấn tốt trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi.

Ông Kwan Yi Quek, Giám đốc điều hành Tập đoàn Q Industries – nhà cung cấp Dịch vụ khách sạn toàn cầu từ Singapore, chia sẻ kinh nghiệm bản thân với tư cách là thế hệ lãnh đạo kế thừa và ba bài học kinh nghiệm quan trọng.

Ông Quek nói: “Hãy bổ nhiệm một cố vấn/người hướng dẫn đáng tin cậy có thể giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ, biết điểm mạnh và yếu của bạn ở đâu, và rằng không có công thức bí mật nào hết, chỉ có cách làm tốt nhất”.

Ông Antoine Goupille, giảng viên RMIT và người chịu trách nhiệm tổ chức toạ đàm, đã bế mạc sự kiện bằng việc nhấn mạnh đến trách nhiệm của Đại học RMIT trong việc chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các lãnh đạo tương lai.

“Tôi rất lấy làm vui mừng khi chứng kiến nhiều lãnh đạo kế thừa tham dự sự kiện do nhà trường tổ chức và vui mừng vì các bạn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các diễn giả khách mời”, ông Goupille chia sẻ.

“Được xây dựng phù hợp với những xu hướng kinh doanh hiện đại trên thế giới, tôi tin tưởng rằng chương trình học của RMIT sẽ giúp sinh viên sẵn sàng nắm giữ vai trò lãnh đạo doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nghề nào”.

 

(RMIT VN)

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc