Robert Bezeau, một doanh nhân đến từ Canada, cảm thấy bế tắc và mệt mỏi với vô số chai nhựa bị thải ra môi trường mỗi ngày. Ông quyết tâm tìm ra cách tái sử dụng chúng.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi

Lâu đài nhựa này được làm từ 40.000 chai nhựa PET và mất 2 năm mới xây xong.

Khi nhắc đến rác thải nhựa, người ta sẽ nói đến “nguyên tắc 3R”: Reduce – Reuse – Recycle (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). Trong đó, giảm thiểu số lượng rác thải nhựa ra môi trường là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất cần phải thực hiện.

Robert Bezeau, một doanh nhân đến từ Canada, cảm thấy bế tắc và mệt mỏi với vô số chai nhựa bị thải ra môi trường mỗi ngày. Ông quyết tâm tìm ra cách tái sử dụng chúng

Năm 2016, ông chuyển đến đảo Bocas del Toro, Panama và thực hiện dự án Làng Chai Nhựa (Plastic Bottle Village). Mục tiêu chính của ngôi làng là tái sử dụng rác nhựa đang gây ô nhiễm bằng cách biến chúng thành vật liệu xây dựng như xây nhà, làm vách cách nhiệt, làm chuồng trại, xây hồ bơi, bể chứa nước, bể tự hoại…

Trong thông điệp gửi đến người dân Panama, Robert nói:

“Tôi muốn thế giới nhận ra rằng, chúng ta có thể tái sử dụng rác nhựa bằng nhiều cách khác nhau:

1. Làm vật liệu cách nhiệt

2. Dựng nơi trú ẩn sau thảm họa

3. Làm trang trại chăn nuôi gia súc

4. Xây bể bơi

5. Làm bể chứa nước/bể tự hoại

6. Làm thủy lợi

8. Xây kho chứa hàng

9. Chuồng cho động vật nói chung

10. Làm đường”

Kết quả là những ngôi nhà đẹp, chất lượng đến khó tin ra đời. Nhưng đó không phải là điều duy nhất mà dự án Làng chai nhựa của Robert Bezeau hướng tới.

Tận dụng rác nhựa để xây nhà không phải là điều duy nhất mà sáng kiến này quan tâm. Mục tiêu chính là nâng cao nhận thức về tình trạng bi thảm mà Trái Đất đang phải gánh chịu. Website của Làng Chai Nhựa cũng phân tích những tác động tiêu cực của rác nhựa đến đất đai, nguồn nước và không khí:

“Năm 1978 đánh dấu lần đầu tiên Coca-Cola và Pepsi ra mắt chai nhựa PET 2 lít.

Nghĩ lại khi đó, chúng ta đều cho rằng chúng là sáng kiến tuyệt vời. Bạn có thể đánh đổ mà không sợ vỡ, mở đóng nắp bao nhiêu lần tùy ý, đem đi đâu cũng được.

Nhưng điều mà các nhà sản xuất nghĩ đến trong quá khứ, chỉ là tăng lợi nhuận và giảm giá thành sản xuất. Sẽ chẳng có ai tới tận nhà thu chai nhựa giống như chai thủy tinh khi xưa”.

Tại nước ta, mức tiêu thụ nhựa trung bình của mỗi người là 41kg/người/năm, theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam.

Dự tính đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 45kg/người/năm.Tuy nhiên, khả năng tái chế nhựa thải chỉ đạt mức chưa tới 10%, còn lại bị thải vào môi trường và TP.HCM đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ loại nhựa thải này.

Tuổi thọ các sản phẩm nhựa đều hơn 350 năm tới 1.000 năm. Nhiều thứ như túi nilông, chai nhựa… chỉ sử dụng một lần gây ô nhiễm và tắc nghẽn dòng chảy. Nguy hiểm nhất là các hạt vi nhựa phá hủy tế bào người và sinh vật…

Có nhiều sáng kiến tuyệt vời trên khắp thế giới được áp dụng để ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 2).

Mục tiêu chính của dự án là nâng cao nhận thức về tác hại của rác nhựa đối với hành tinh chúng ta và tầm quan trọng của việc giảm rác nhựa.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 3).

Lâu đài có hai phòng khách và một “phòng hoàng gia”, ngoài ra còn có phòng ăn và phòng sinh hoạt với tầm nhìn khá đẹp.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 4).

Ngoài ra còn có “Nhà tù nhựa” – nơi bạn có thể ghé thăm và hiểu rõ hơn về tác hại khủng khiếp của các hoạt động của chúng ta đối với Trái đất.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 5).

“Nhà tù nhựa” khuyến khích mọi người cứu lấy hành tinh chúng ta, cũng như giáo dục trẻ nhỏ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 6).

Những thứ bị chúng ta xài và ném ra môi trường trở thành vật liệu xây ngôi nhà hiện đại, chất lượng.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 7).

Vách tường với thành phần cốt thép và chai nhựa giúp cách nhiệt khá tốt, do đó không nhất thiết phải lắp điều hòa, điều này càng giúp tiết kiệm năng lượng.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 8).

Sống trong những thứ bị chính mình xài và bỏ đi, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được nhiều điều.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 9).

Theo trang web dự án, mỗi căn có giá khoảng 19.000 USD và kiến trúc sư sẵn sàng xây nhà theo đúng ý bạn.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 10).

Mục tiêu chính của dự án là nâng cao nhận thức về tác hại của rác nhựa đối với hành tinh chúng ta và tầm quan trọng của việc giảm rác nhựa.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng ngôi làng xây từ... chai nhựa bỏ đi (Hình 11).

Ý tưởng dùng chai nhựa trong xây dựng đang được lan tỏa ra thế giới vì không chỉ rẻ mà còn giải quyết được bài toán rác nhựa gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Theo Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), ở một khu vực sa mạc ở tây Algeria, người ta đã xây một trại tị nạn cho trẻ em làm từ chai nhựa 

Theo nguoiduatin.vn/Trang Dung (t/h)

https://www.nguoiduatin.vn/chiem-nguong-ngoi-lang-xay-tu-chai-nhua-bo-di-a432047.html

Bệnh viện Hạnh Phúc