Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Bất kỳ nhà sáng lập khôn ngoan nào khi đối mặt với những thực tế trên sẽ bắt đầu bằng cách tìm kiếm một ý tưởng mới. Nhưng, giống như nhiều doanh nhân có tinh thần mạo hiểm, ba chàng trai Idan Koren, Andy Heymann, và Justin Miller lại phớt lờ những lời khuyên thông thái và liều lĩnh xây dựng một ứng dụng phục vụ riêng cho ảnh cưới.
Hiện nay, WedPics đã có trên 4 triệu người sử dụng; họ truy cập vào website này để chia sẻ ảnh chụp từ hơn 800.000 tiệc cưới. Tính trung bình, công ty này phục vụ hơn 10.000 đám cưới mỗi tuần, và con số này còn tiếp tục gia tăng theo tuần.
Họ đã thách thức quan niệm truyền thống như thế nào?
Những bài học đầu tiên đến với họ năm 2010, thời điểm họ ra mắt Deja Mi – một ứng dụng ảnh mang tất cả những tính năng tương tự như bất kỳ ứng dụng ảnh nào khác. Điểm khác biệt duy nhất là khách hàng. Ba chàng trai này đã miệt mài làm code hàng tháng trời để hoàn thiện sản phẩm, nhưng rồi khách hàng của họ chỉ bao gồm bạn bè, người thân và một số ít khách vãng lai.
Nguyên nhân là do Koren, Heymann, và Miller đã đi theo con đường mà hầu hết các nhà sáng lập công nghệ đã và đang đi theo. Họ tạo ra một sản phẩm nặng về tính năng để phục vụ cho tất cả những ai cần quản lý những bức ảnh của mình. Kế hoạch phát triển của họ được xây dựng dựa trên cái suy nghĩ rằng có một tính năng phù hợp cho tất cả mọi người. Nhưng ý tưởng này không hiệu quả đối với Deja Mi cũng như đối với bất kỳ ai.
Trên thực tế, các nhà phát triển sản phẩm phải xác định được một thị trường niche nhỏ và xây dựng một sản phẩm phục vụ riêng cho nhu cầu của thị trường đó. Sau khi đã chinh phục được thị trường đó rồi họ có thể mở rộng sang các thị trường niche khác cho tới khi đạt được động lực phát triển cần thiết.
Deja Mi đã không tập trung vào thị trường niche nào mà chỉ tập trung vào tính năng với hy vọng rằng sẽ có một tính năng nào đó trong sản phẩm này phù hợp với một khách hàng tiềm năng nào đó.
Sau vài tuần vật lộn, ba chàng trai quyết định nhắm tới các cô dâu, lấy đó làm phân khúc niche của mình. Các cô dâu thường bị “thất thoát” rất nhiều ảnh chụp và video bởi trong tiệc cưới không chỉ có thợ chuyên chụp ảnh cưới mà các khách mời ai cũng có điện thoại di động có thể chụp ảnh được.
Tin vui là Koren, Heymann, và Miller đã có sẵn một kho tính năng ảnh từ Deja Mi và họ cũng rút được nhiều kinh nghiệm từ đợt ra mắt ứng dụng trên. Sản phẩm mới sẽ phục vụ cho các cô dâu và khách mời của họ, vì thế ba chàng trai đã tận dụng được 90% mã code từ Deja Mi.
Khi nhìn vào thành công hiện nay của WedPic, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hai bài học lớn:
1. Đây là một sản phẩm đơn giản. Giao diện người dùng dễ sử dụng, và bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, chỉ cần có một chiếc smartphone cũng đều có thể giơ máy lên chụp ảnh/quay video rồi ngay lập tức chia sẻ chúng với toàn bộ những người tới dự cuộc vui cùng cô dâu. Thực ra, các nhà sáng lập cho biết sản phẩm này của họ không có tính năng nào cả.
2. Họ hiểu khách hàng của mình (các cô dâu). Họ cung cấp dịch vụ hỗ trợ tức thời bất kể thời gian nào trong ngày. Ba chàng trai thay phiên nhau trực điện thoại và thời gian giải đáp thắc mắc của họ trung bình là 20 phút. Các cô dâu lúc nào cũng bận rộn để chuẩn bị ngày trọng đại nhất trong đời mình nên nhiều khi Koren, Heymann, hay Miller nhận những cuộc gọi vào nửa đêm. Họ giải quyết công việc qua điện thoại chứ không qua email hay chat. Qua hành động này, họ đã thể hiện được rằng họ luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng, chỉ cần khách hàng gọi là họ có mặt.
Hiện nay quy mô nhân sự của WedPics là 29 người và họ đã gọi được trên 7,5 triệu USD từ các nhà đầu tư tại Mỹ. Và ba chàng trai này vẫn còn độc thân.
Ngọc Khánh dịch
http://www.inc.com/chris-heivly/how-3-single-guys-conquered-the-wedding-photo-market.html
Theo Tia Sáng/tiasang.com.vn