Ăn những thực phẩm lên men như dưa chua, yaourt, và kể cả một số loại sôcôla đen có thể giúp chữa được bệnh cực kỳ nhút nhát, theo một nghiên cứu.  Những người ăn càng nhiều loại thức ăn này sẽ ít có những triệu chứng e dè xã hội, theo như phát hiện của các nhà nghiên cứu.

“Có khả năng các probiotic (vi khuẩn thân thiện) trong thực phẩm lên men làm thay đổi tạo ra môi trường thuận lợi trong đường ruột, và những thay đổi trong đường ruột rồi sẽ tác động đến e dè xã hội,” theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu ở Đại học Maryland và Đại học William and Mary ở Virginia.

Chú thích ảnh trên: E dè xã hội – còn gọi là chứng sợ hãi xã hội – là một nỗi sợ dai dẳng và khó cưỡng đối với các trạng huống xã hội, và là một trong những rối loạn lo lắng thường gặp nhất, theo dữ liệu của Cơ quan y tế Anh.
Chú thích ảnh trên: E dè xã hội – còn gọi là chứng sợ hãi xã hội – là một nỗi sợ dai dẳng và khó cưỡng đối với các trạng huống xã hội, và là một trong những rối loạn lo lắng thường gặp nhất, theo dữ liệu của Cơ quan y tế Anh.

E dè xã hội – còn được gọi là chứng sợ hãi xã hội – là một nỗi sợ dai dẳng và khó cưỡng đối với các trạng huống xã hội, và là một trong những rối loạn lo lắng thường gặp nhất, theo dữ liệu của Cơ quan y tế Anh.

Những người bị rối loạn có thể sợ sệt các hoạt động hàng ngày như gặp gỡ những người lạ, phát biểu trong nhóm, điện đàm, hoặc đi mua sắm.

Nó có thể gây trở ngại cho công việc, học hành, và các mối quan hệ, và việc điều trị thường có liên quan đến liệu pháp nhận thức hành vi, hoặc thuốc chống trầm cảm.

Có thể cứ mười người thì có một người mắc chứng này; nữ gấp đôi so với nam.

Ăn thực phẩm lên men và yaourt giàu probiotic có thể giúp điều trị bệnh cực kỳ nhút nhát, một nghiên cứu mới cho biết.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Psychiatry Research, đã khảo sát đánh giá 710 người.

Các nhà nghiên cứu đưa ra cho họ một loạt các câu hỏi được thiết kế để đánh giá tính cách cũng như lối sống, trong đó bao gồm lượng thực phẩm lên men mà họ đã ăn trong vòng 30 ngày qua.

Các loại thức ăn đó gồm yaourt, sữa đậu nành chua, súp miso, dưa cải bắp, một số loại sôcôla và dưa chua.

Câu hỏi cũng hỏi về tần suất tập thể dục và mức tiêu thụ trái cây và rau củ trung bình để các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát được các thói quen lành mạnh về việc sử dụng thực phẩm lên men.

Những người ăn nhiều thực phẩm lên men ít triệu chứng sợ hãi xã hội hơn, với tác dụng cao nhất là ở những người có nguy cơ di truyền đối với rối loạn sợ hãi xã hội có số điểm cao đo được về sự nhạy cảm thần kinh trong lúc đánh giá tính cách.

Nhà nghiên cứu TS Matthew Hilimire cho biết các nghiên cứu trước đây trên động vật đã phát hiện ra rằng probiotic có thể làm tăng lượng GABA, một chất dẫn truyền thần kinh được mô phỏng để làm ra thuốc chống trầm cảm như chất benzodiazepine – trong thuốc diazepam.

“Cho các loại động vật này dung nạp các probiotic nói trên sẽ làm tăng chất GABA, chuyện này cũng hầu như tương đương với việc cho chúng uống các loại thuốc chống trầm cảm, nhưng trong trường hợp này GABA lại do chính cơ thể chúng tiết ra,” ông nói.

“Cho nên chính cơ thể của bạn tiết ra chất dẫn truyền thần kinh làm giảm đi sợ hãi.”

Ngoài các nghiên cứu trên động vật, một số thử nghiệm trên người đã được tiến hành qua đó probiotic cho thấy là làm giảm trầm cảm và các triệu chứng lo lắng.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trước đó chú trọng cụ thể vào nỗi sợ hãi xã hội, các nhà nghiên cứu khẳng định.

Họ kết luận rằng, trong khi cần có những nghiên cứu sâu xa hơn, các kết quả của nghiên cứu “cho thấy tiêu thụ các thực phẩm lên men chứa probiotic có thể dùng để tạo ra một can thiệp nguy cơ thấp trong việc làm suy giảm nỗi sợ hãi xã hội.”

Theo Khởi Thức/ Thê Giơi Tiêp Thị

Bệnh viện Hạnh Phúc