Vì sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông?

Xu hướng này cũng đúng trên toàn thế giới. Vậy tại sao phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông?

Virginia Zarulli, PGS nhân khẩu học tại Đại học Nam Đan Mạch cho biết hai trong số những nguyên nhân chính liên quan đến sinh học. Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến sự khác biệt về hormone giới tính.

Phụ nữ về mặt sinh học sản xuất nhiều estrogen và ít testosterone hơn nam giới. Theo một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Biology of Sex Differences, estrogen cung cấp khả năng đề kháng chống lại một loạt bệnh, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Mặt khác, nồng độ testosterone cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Nature Medicine.

Testosterone cũng có liên quan đến hành vi nguy cơ và mức độ hung hăng cao hơn, có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở độ tuổi trẻ hơn.

Con người có hai nhiễm sắc thể giới tính: X và Y. Phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, còn nam giới có một X và một Y. “Nhiễm sắc thể Y chính là nhiễm sắc thể X bị thiếu chân. Nó bị thiếu vật liệu di truyền. Trong khi đó, phụ nữ có cặp nhiễm sắc thể X hoàn chỉnh.

Cái X còn lại vẫn có thể giữ cho họ sống. Đây là trường hợp của các bệnh như máu khó đông, một dạng rối loạn chảy máu và chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, khiến các cơ dần dần yếu đi” – PGS Virginia Zarulli cho biết.

Lợi thế sinh học này mang lại cho phụ nữ trung bình gần một năm tuổi thọ dự kiến khi họ còn là thanh niên so với nam giới, theo một nghiên cứu năm 2003 công bố trên tạp chí Population and Development Reviewdựa trên đánh giá về hơn 11.000 nữ tu và tu sĩ Công giáo Bavaria sống trong khoảng từ năm 1890 đến năm 1995.

Trong môi trường tôn giáo nghiêm ngặt, nam giới và nữ giới có lối sống giống nhau, và cả hai giới đều tránh được các hành vi nguy cơ; do đó, sự khác biệt về tuổi thọ của họ có lẽ là do sinh học,

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh ở trong những môi trường có tỷ lệ tử vong đặc biệt cao, chẳng hạn như trong nạn đói và dịch bệnh nghiêm trọng và khi chúng bị bắt làm nô lệ, trẻ em gái có tỷ lệ sống sót cao hơn trẻ em trai, theo một nghiên cứu năm 2018 do Zarulli dẫn đầu và được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Bên cạnh đó, PGS Virginia Zarulli cho rằng các yếu tố xã hội đóng một vai trò lớn. Đàn ông có xu hướng hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên hơn phụ nữ; Theo CDC, nam giới có nguy cơ uống rượu bia cao gần gấp đôi phụ nữ và 35% nam giới trên thế giới hút thuốc so với tỉ lệ là 6% ở phụ nữ.

Theo một nghiên cứu đánh giá năm 2020 trên tạp chí Advances in Clinical and Experimental Medicine, phụ nữ có xu hướng tin tưởng cao hơn vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh và nam giới thì thường thích các bữa ăn béo và ăn thức ăn nhanh.

Theo một nghiên cứu năm 2001 của CDC, phụ nữ có xu hướng đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, không bao gồm các dịch vụ chăm sóc liên quan đến thai kỳ, cao hơn 33% so với nam giới.

Nhưng không thể hoàn toàn tách rời yếu tố sinh học và xã hội để giải thích các hiện tượng như lý do tại sao nam giới tham gia vào các hành vi nguy cơ hơn. Cả hai đều có xu hướng ảnh hưởng đến khoảng cách giới tính trong tuổi thọ dự kiến. Sự tương tác giữa hai yếu tố là “không thể chia cắt”.

Theo Livescience/ 
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/vi-sao-phu-nu-song-lau-hon-dan-ong-RQCkcBmnR.html

Bệnh viện Hạnh Phúc