Làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 đang càng quét nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu, mức độ phức tạp của dịch bệnh cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 hoàn toàn không có bất kỳ một triệu chứng biểu hiện nào cả. Thậm chí họ hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.

Mở đầu cho vấn đề này, chúng ta lấy câu chuyện của một nhân vật tên là Redwood City làm ví dụ. Ông Redwood City, 63 tuổi vào hồi tháng 2 đã bị nhiễm Covid-19 trên chuyến tàu Diamond Princess. Điều kỳ lạ là sau khi bị lây nhiễm, ông thậm chí không hề có một triệu chứng biểu hiện nào. Thậm chí, ông ấy còn nâng tạ, chống đẩy, dắt chó đi dạo hằng đêm mà không hề biết mình đang mang trong mình mầm virus gây chết người.

Câu chuyện này khiến các nhà khoa học đau đầu khi phải tìm ra nguyên nhân đằng sau cơ chế quái đản này là gì? Bởi điều này cũng rất quan trọng, vì những người nhiễm bệnh không có triệu chứng có thể vô tình truyền bệnh cho người khác một cách vô tình. Thậm chí, đây cũng có thể là cơ chế lây lan ẩn núp, nhưng cực kỳ nguy hiểm của đại dịch.

Trong khi đại dịch Covid-19 gây ra làn sóng thứ 2 càng quét nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu, heo đó mà mức độ phức tạp của dịch bệnh cũng tăng lên đáng kể. Điển hình là việc xuất hiện các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 nhưng hoàn toàn không có bất kỳ một triệu chứng biểu hiện nào cả. Thậm chí họ hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.
Bảy tháng qua, đại dịch Covid-19 đã giết chết hơn 692.000 người trên toàn cầu. Ảnh: @Muff Public Domain.

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết: “Thông thường, một loại virus nguy hiểm khi vào cơ thể phải khiến cơ thể bộc phát ít nhất một biểu hiện bệnh nào đó”, ông nói tại Hội nghị Kiểm soát Covid-19 toàn cầu đầu tiên trong tháng 8 này.

Bản chất của mầm bệnh Covid-19 đã có sự biến đổi phức tạp giữa người với người. Trong cùng một gia đình, bị nhiễm cùng một loại virus nhưng có người có biểu hiện triệu chứng trầm trọng và có người thì vẫn khỏe mạnh hoàn toàn, không có bất kỳ triệu chứng gì.

Ông cho rằng, phần lớn phản ứng miễn dịch của một người trước virus bị ảnh hưởng bởi di truyền. Đây chính là yếu tố giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh tật, theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.

Để nghiên cứu rõ hơn, Tiến sĩ Sulggi Lee, tác giả chính của Dự án nghiên cứu CHIRP (COVID-19 Host Path Pathesisesis) cho biết: “Chúng tôi có thể xem xét những gì đang xảy ra với phản ứng miễn dịch cơ thể, bằng cách đã thử nghiệm 17 người cho đến nay, và sẽ mở rộng nghiên cứu này ở quy mô 60 người trong thời gian tới.

Kết quả cho thấy, có dao động từ 40-45% số ca nhiễm Covid-19 nhưng không hề có một biểu hiện triệu chứng nào, thậm chí họ hoàn toàn khỏe mạnh. Tiến sĩ dịch tễ học của UCSF, ông George Rutherford cho biết thêm, những trường hợp này rất khó xác định vì họ cảm thấy khỏe mạnh, nên không nghĩ tới việc đi xét nghiệm.

Nhưng thực tế con số trên có thể cao hơn nhiều. Cũng trong một cuộc thử nghiệm gần đây tại Khu truyền giáo của San Francisco, nơi có gần 3.000 người được mời để xét nghiệm tăm bông, Tiến sĩ Carina Marquez của UCSF đã giật mình khi phát hiện ra rằng, có 53% những người được xét nghiệm dương tính với Covid-19 mà không bị sốt hay ho, đau cơ hoặc mệt mỏi nghiêm trọng gì cả. Họ thở bình thường, cảm giác cực tốt về mùi và vị.

Các chuyên gia y tế công cộng hiện không biết chính xác mức độ lây lan gây ra bởi những người không có triệu chứng. Nhưng họ nghi ngờ rằng, đó là một cách lây lan chính cực kỳ nguy hiểm của đại dịch.

Trong khi đại dịch Covid-19 gây ra làn sóng thứ 2 càng quét nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu, heo đó mà mức độ phức tạp của dịch bệnh cũng tăng lên đáng kể. Điển hình là việc xuất hiện các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 nhưng hoàn toàn không có bất kỳ một triệu chứng biểu hiện nào cả. Thậm chí họ hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.
Những người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và có tiền sử hút thuốc, béo phì dễ bị chết vì Covid-19 nhanh và nhiều hơn so với người trẻ. Ảnh: @hyperaxion.

Tuần qua, một nghiên cứu lớn được thực hiện với 32.480 nhân viên và cư dân cao tuổi ở Massachusetts đã phát hiện mức độ lây lan vius đáng kinh ngạc, từ những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng, Tiến sĩ Monica Gandhi của UCSF đã viết trên Tạp chí Y học New England.

“Mất kiểm soát những người nhiễm bệnh không có triệu chứng chính là điểm yếu của việc kiểm soát đại dịch COVID-19 ở giai đoạn hiện tại”.

Bởi hiện tại, thực tế cho thấy những người trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và có tiền sử hút thuốc hoặc béo phì dễ bị chết vì Covid-19 nhanh và nhiều hơn so với người trẻ, thậm chí ở những người khỏe mạnh hơn.

Tiến sĩ Sulggi Lee chia sẻ, có những báo cáo cho thấy rằng, phản ứng kháng thể với virus ở những người không có triệu chứng yếu hơn ở những người có biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng. Điều đó trái ngược với các giả định trước đó rằng, những người khỏe mạnh tạo ra nhiều kháng thể hơn để chống lại căn bệnh này.

Có lẽ các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như tế bào T, tế bào myeloid đã tấn công nhanh chóng, kiểm soát triệu chứng biểu hiện khi virus xâm nhập.

Nguyên nhân có thể là trong quá khứ, cơ thể người đó từng tiếp xúc với các loại virus có cấu hình di truyền tương tự như SARS-CoV-2. Thế nên, các tế bào T nhận ra virus Covid-19 có liên quan tương đồng tới các chủng virus từng xâm nhập, nên đã chống đỡ lại một phần nào đó theo cơ chế phản ứng chéo, ít nhất là không cho khởi phát các triệu chứng, dù không thể diệt mầm bệnh hoàn toàn.

Bài viết này được đăng tải trên tờ Nhật báo The Mercury News (San Jose, Calif.), Mỹ vào ngày 3/8.

Nguồn: tgs.vn/dong-chay

 

 

 

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc