Sau khi làm người mẫu cho các chiến dịch quảng cáo thời trang cho tạp chí Vogue và những tạp chí khác trong những năm 1920, Lee Miller trở thành phóng viên ảnh người Mỹ của tạp chí Vogue trong Thế chiến thứ 2.
Chân dung Lee Miller, năm 1931
Vào năm 1927, một cơ hội vô tình diễn ra trên đường phố New York với người có thế lực truyền thông của Tập đoàn xuất bản Conde Nast đã khiến nhan sắc cá tính Lee Miller trở thành cô gái xuất hiện trên bìa tạp chí và là người mẫu gây chú ý. Sau đó, khi là người yêu và là nàng thơ của nghệ sĩ Man Ray, gương mặt và vóc dáng của cô được lưu giữ trong một số tấm ảnh chân dung gây ấn tượng nhất trong thời đại siêu thực.
Chân dung Lee Miller được chụp bởi Man Ray
Nhưng vị trí của bà Miller trong lịch sử rõ ràng được bảo đảm bởi công việc của bà thông qua những tấm hình, đầu tiên là nhiếp ảnh gia thời trang và sau này là cung cấp tài liệu về cuộc sống ở châu Âu trong Thế chiến thứ 2.
Không biết sợ
Được bổ nhiệm là phóng viên ảnh chiến trường chính thức của tạp chí Vogue ở London, bà Miller, người qua đời vào năm 1977 ở tuổi 70, đã chụp những cảnh tượng trong chiến dịch Blitz và những bức ảnh riêng tư về đời sống hậu phương trong thời chiến ở Anh. Sau này, khi là một trong số ít những phóng viên ảnh nữ tiền tuyến, bà đồng hành cùng với quân đội Mỹ để cung cấp tài liệu hậu quả chiến dịch D – Day, cuộc đổ bộ của quân đội khối đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie và cuối cùng là giải phóng các trại tập trung Dachau và Buchenwald.
Những tấm ảnh vô tư và tàn phá của những nạn nhân và những kẻ gây ra sự đàn áp của Đức quốc xã được lan truyền rộng rãi, trong khi một tấm hình ám ảnh về bà Miller, khỏa thân và bẩn thỉu, được chụp bởi phóng viên ảnh tạp chí Life khi bà dội rửa một cách tượng trưng nỗi kinh hoàng mà bà chứng kiến trong bồn tắm của căn hộ bỏ hoang ở Munich của Hitler đã trở thành hình ảnh ảnh hưởng mạnh đến những phát triển về sau về sự giải phóng.
Những bức ảnh đó, và còn nhiều bức ảnh nữa, có mặt trong triển lãm về cuộc đời và tác phẩm của bà mang tên “Lee Miller: cuộc chiến tranh của một phụ nữ” được tổ chức tại Bảo tàng Chiến tranh đế quốc, London từ 15/10/2015 – 24/4/2016, và một cuốn sách đi kèm có cùng tên với triển lãm do Hilary Roberts thực hiện. Cả hai cùng có chung một cái tên, cả hai đều là sự hồi tưởng quá khứ khi tập trung cụ thể vào cái nhìn của bà về giới tính trong thời kỳ chiến tranh, sự khám phá của bà về vai trò người phụ nữ trong suốt giai đoạn và tác động của chiến tranh đối với vị trí của họ trong xã hội”.
“Dưới nhiều khía cạnh, cuộc đời bà Miller trước Thế chiến thứ 2 đã được khẳng định bởi sự nữ tính”, bà Roberts, cũng là người phụ trách triển lãm, chia sẻ. “Bà có thể đã thuộc về thế hệ đầu tiên những người phụ nữ được trao quyền bầu cử nhưng ý thức rằng bà sống trong thế giới của đàn ông. Nghệ thuật nhiếp ảnh đã đem đến cho bà lối ra khi bày tỏ tâm trạng vỡ mộng của cá nhân bà và cách thức kiểm soát”.
Không thể phá hủy
Hầu hết các chủ thể của bà Miller trong số lượng lớn các tác phẩm được trưng bày là phụ nữ, nhiều tác phẩm trong số 150 bức ảnh được triển lãm chưa từng được công bố trước đây. Những thử nghiệm làm catalog trước chiến tranh của bà với hệ thống ánh sáng phức tạp đã tạo nên những bóng đầy tính nghệ thuật và tương phản, trong khi những tượng điêu khắc bán thân và chân dung phụ nữ cùng với người yêu của họ được phân chia theo sự chinh phục nữ tính rất rõ ràng.
Từ năm 1940, bà Miller thường xuyên trình làng các bức ảnh duyên dáng bị ảnh hưởng bởi những khuynh hướng của người theo chủ nghĩa siêu thực thời kỳ đầu dành cho tạp chí Vogue Anh. Khi chiến tranh xảy ra, khi đó tạp chí trở thành đường lối chiến lược quan trọng cho các bộ trưởng của chính phủ trong việc thuyết phục phụ nữ về cách mà họ có thể và nên cư xử trong thời gian xung đột.
“Thật là ngớ ngẩn khi tiếp tục làm việc cho tờ tạp chí phù phiếm như Vogue”, bà bày tỏ, sau đó nói thêm rằng, “Nó có thể có ích cho tinh thần của đất nước, nhưng nó là địa ngục đối với tinh thần của tôi”. Nhưng theo thời gian, tác phẩm của bà chuyển từ trong phòng chụp, nơi bà cung cấp tư liệu cách ăn mặc hợp thời trang giữa chế độ phân phối và làm thế nào mái tóc ngắn có thể trở nên sành điệu khi ngày càng nhiều phụ nữ bắt đầu đi làm trong các nhà máy, sang phóng sự ảnh về cuộc đời của hậu phương trong thời chiến.
Từ các cô y tá mặc đồng phục chăm sóc cho người bị thương đến những đoàn đèn pha thuộc lực lượng hỗ trợ mặt đất, gồm toàn nữ của quân đội Anh, trong những chiếc áo choàng to và các nữ phi công chiến đấu ngồi chịu đựng trong buồng lái, bà Miller đã nhấn mạnh rằng, theo quan điểm thông cảm của bà, những phụ nữ gan dạ, hăng hái và nhạy cảm là xương sống của hậu phương ở quê nhà.
Ở châu Âu, nơi các chủ thể bao gồm những phụ nữ Pháp bị cạo đầu vì bị kết tội hợp tác với những người Đức, những nữ tu mắt lạnh, những đứa trẻ bụi đời không nhà cửa và phụ nữ trong những cảnh tượng sinh hoạt bình thường giữa đống gạch vụn ở thành thị, tác phẩm của bà được diễn đạt tinh vi hơn.
[box type=”shadow” ] “Chuyện gì đã xảy ra?
Nước Đức có phong cảnh đẹp được chấm phá với những ngôi làng giống như nữ trang, bị bôi bẩn với những thành phố đổ nát và là nơi ở của những người bị bệnh tâm thần phân liệt”, bà Miller viết trong bản tin gửi cho tạp chí Vogue từ những mặt trận giải phóng vào năm 1945, khiến cho tạp chí trở thành một lĩnh vực báo chí mới. “Các bà mẹ khâu vá, quét nhà và gom rác, và những người nông dân cày bừa; tất cả giống như những con người thật sự. Nhưng họ không phải như vậy. Họ là kẻ thù”.[/box]
Không thể chìm vào quên lãng
Cả cuốn sách và cuộc triển lãm nhấn mạnh đến sự mất mát tình cảm và tâm lý mà bà Miller đã trải qua. Theo Antony Penrose, con trai bà Miller với người chồng là Roland Penrose, nghệ sĩ siêu thực người Anh, viết trong phần mở đầu cuốn sách, “Không có nút xóa nào dành cho những hình ảnh gây chấn thương những hình ảnh đã thâm nhập vào đầu óc của chúng ta”.
Ông Penrose cũng tiết lộ, mẹ ông, nạn nhân của vụ cưỡng hiếp trẻ em đã mắc bệnh lậu và sau này trở thành người nghiện rượu và trầm cảm kinh niên. Bà đấu tranh với các chấn thương không thể diễn đạt bằng lời và chịu đựng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương trong những năm tháng sau chiến tranh.
Lee Miller và Picasso
Sau một vài nhiệm vụ được giao không hoàn thành do bà phải đánh vật với thời hạn, sự nghiệp nhiếp ảnh của bà chấm dứt cùng với rất nhiều tiếng vang. Vào thời điểm bà Miller mất, tác phẩm của bà gần như bị quên lãng; tất cả những hình ảnh được đưa ra triển lãm là từ 6.000 bản âm mà ông Penrose tìm thấy trong gác mái sau khi bà qua đời. Ít báo đăng cáo phó về cái chết của bà (trong đó có tờ New York Times). Kể từ đó, ông Penrose làm việc một cách tích cực để trả lại danh tiếng cho bà, và viết tự truyện dành cho mẹ, “The Lives of Lee Miller”, giờ đây đang chuẩn bị được dựng thành phim điện ảnh (có lẽ do Kate Winslet thủ vai chính).
“Mặc dù tôi hiếm khi hiểu mẹ khi bà còn sống”, ông giải thích, “tôi nhận thức rõ ràng về cuộc đời và cá tính của bà thông qua tài sản kế thừa là những bức ảnh này”.
Theo Tạp chí Thời trang Trẻ