(Phunuhiendai.vn) – Với hơn 50 cố vấn – giảng viên – khách mời là những giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, 6 chuyên đề khoa học nền tảng, 39 học phần từ khoa học nền tảng đến chuyên đề, 4 workshop, 3 tọa đàm liên ngành, 12 dự án thuyết trình, trường hè Phát triển Việt Nam 2020 là “biển” kiến thức khổng lồ, đa dạng về các lĩnh vực, ngành nghề, thực trạng xã hội đã giúp cho các học viên tối ưu được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và kết nối nguồn lực phục vụ cho các dự án cộng đồng đang được ấp ủ trong tương lai.

Từ những chia sẻ quý báu từ giảng viên, 12/12 dự án của các học viên đã ứng dụng khoa học công nghệ vào chương trình hành động theo một cách rất riêng, sáng tạo và độc đáo. Trong đó có thể kể đến những dự án như “Truyền thông hỗ trợ cha mẹ theo dõi phát triển tâm vận động ở trẻ từ 0 – 3 tuổi”, “Trồng cỏ Vetive trên đất nhiễm mặn tạo sinh kế cho nông dân Gò Công” hay xây dựng “Vũ trụ truyện dân gian Việt Nam”…

Sau khi hoàn thành chương trình học, trong thời gian tiếp theo, Ban tổ chức và các đối tác sẽ tiếp tục kết nối, hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện và đồng hành cùng các học viên trong hành trình phụng sự cộng đồng bằng chính những dự án các bạn đã tham gia xây dựng trong quá trình học hay những dự án được chỉ định bởi VSSD để ứng dụng kiến thức đã học từ Trường hè vào thực tiễn.

Và ông Lê Bộ Lĩnh – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định: “Đây sẽ là nơi ươm mầm và phát triển các dự án cộng đồng.”

Các học viên nhận chứng nhận kết thúc khóa học

Chia sẻ kiến thức, tăng cường kết nối

Bạn Vũ Thu Trang, một trong hơn 100 học viên xuất sắc nhất được lựa chọn tham gia Trường hè Phát triển Việt Nam 2020 chia sẻ: “Trường hè đã mang đến cho tôi những kiến thức khoa học liên ngành mà trước đây tôi chưa từng biết và thầy cô đã giúp tôi ứng dụng một cách hiệu quả nhất kiến thức này vào những dự án cộng đồng của mình”. Trang hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ, Trường đại học Y tế Công cộng.

Trường hè với mục tiêu là nhịp cầu kết nối thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và trách nhiệm, có niềm đam mê khoa học với các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lãnh vực để cùng chung tay xây dựng, triển khai những dự án cộng đồng khả thi nhất nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, đóng góp công sức cho sự phát triển bền vững của nước nhà.

Bà Đào Thị Huệ Chi, thành viên BTC chương trình Trường hè Phát triển Việt Nam 2020 kỳ vọng “Sau những bài học này, những dự án của các bạn sẽ là những người kích hoạt nên những thay đổi lớn hơn, tốt đẹp hơn cho cộng đồng.”

Và những dự án được khơi nguồn từ thực tế xã hội

Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, thảo luận khoa học, xã hội, Trường hè Phát triển Việt Nam 2020 còn gợi mở những góc nhìn mới, những giải pháp khả thi phù hợp với tình hình xã hội đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 và chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin.

Bà Phạm Thị Hương Giang, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững, nổi tiếng với các dự án cộng đồng Nhà Chống Lũ hay các dự án khác của Sống Foundation đã gợi mở cho các học viên những phương án, kinh nghiệm về việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội vào sự phát triển các dự án cộng đồng. Theo bà Giang chia sẻ, “Công nghệ đã mang lại cho những dự án xã hội như Sống Foundation những sức mạnh rất lớn” trong đó có 3 yếu tố quan trọng: Kết nối – Tự do (chia sẻ thông tin minh bạch) – Sức mạnh (Tài chính, ủng hộ của cộng đồng), và nhờ sức mạnh của công nghệ mà mọi người có thể kết nối, cùng nhau chia sẻ lên tiếng và chuyển đi những thông điệp yêu thương, trách nhiệm trong suốt 7 năm vừa qua.

Tuy nhiên, công nghệ cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ sự riêng tư cá nhân, và thu thập dữ liệu. Theo ông Tăng Gia Hải Lam, giám đốc Buzzmetrics, trên môi trường công nghệ, quyền riêng tư là một khái niệm rất mơ hồ, người dùng nên cân nhắc trước khi chia sẻ những thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng…

Trường hè khép lại để mở ra một hành trình khoa học vì cộng đồng

Dưới góc nhìn của một chuyên gia về ngành trí tuệ nhân tạo, ông Thông Nguyễn, Nhà sáng lập, Chủ tịch Palexy chia sẻ và nhìn nhận, Việt Nam có nhiều lợi thế trong lĩnh vực công nghệ và có thể trở thành công xưởng của thế giới bằng việc gắn nhãn thiết bị và tiền xử lý dữ liệu thô.

PGS-TS Trần Xuân Bách, giảng viên trường hè nhận xét: “Các bạn trẻ của trường hè có một khao khát sáng tạo mãnh liệt, được đào tạo bài bản, có mong muốn được cống hiến cho cộng đồng. Các bạn đã vượt qua chính mình để xây dựng biến những ý tưởng, khao khát của mình thành những giá trị có ích cho cộng đồng, xã hội.

M.V

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc