Bạn có muốn cùng bé du ngoạn và khám phá xem trẻ em khắp nơi trên thế giới đón Giáng sinh như thế nào không? Cùng bước vào hành trình để biết thêm nhiều điều thú vị về Noel trên thế giới nhé!
Giáng sinh là một trong hai ngày lễ trọng nhất của người theo đạo dòng Ki-tô hữu khắp toàn thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa tốt đẹp của ngày lễ này đã lan đến khắp nới trên thế giới và ngay cả những người không cùng tôn giáo cũng đều đang náo nức mừng đón ngày lễ trọng đại này.
Giáng sinh chính thức vào ngày 25 tháng Mười hai. Thế nhưng các quốc gia lại có một truyền thống Giáng sinh khác nhau và nó có thể kéo dài hơn thế. Dưới đây là những phong tục đón Giáng sinh ở một số nước trên thế giới
Pháp
Ở nhiều vùng quê của nước Pháp, lễ Giáng sinh bắt đầu từ lễ Thánh Nicholas, tức ngày 06 tháng mười Hai. Các thành phố và khắp nơi nơi đều được trang trí rất lộng lẫy, đặc biệt là ở các vùng Alsace, nơi cây thông Noel đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ XIV. Sau ngày lễ, trẻ em sẽ được phát quà và kẹo. Ngoài ra, trẻ em ở đây còn có truyền thống đánh bóng giày của mình và treo ở trước ống khói để ông già Noel có thể đổ đầy bánh kẹo ngọt vào đó. Các gia đình ở đây cũng mở tiệc lớn và đổi quà cho nhau sau khi các nghi lễ kết thúc.
Ý
Ở Ý, Chúa Hài Đồng và hang đá thường được đặt trong các nhà thờ, quảng trường lớn và trong các gia đình với những món đồ trang trí Giáng sinh lộng lẫy. Ban đầu, ý tưởng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ xuất phát từ Ý và sau này nó đã rất phổ biến ở khắp các quốc gia khác. Tại Ý, ông già Noel sẽ trao quà cho trẻ nhỏ vào đêm Giáng sinh. Riêng với các gia đình, quà Noel chỉ được trao cho nhau vào ngày 06 tháng 01 và họ sẽ nói “Buon Natale” có nghĩa là Merry Christmas.
Đức
Các gia đình ở Đức thường trang trí Giáng sinh với đèn và các đồ trang trí khác. Tuy nhiên, các cây thông Noel lại chỉ được trang trí trong nhà vào buổi sáng ngày 24 tháng 12. Cũng trong đêm cuối ngày này, mọi người sẽ mừng lễ lớn. Các cửa hàng đều đóng cửa trước đêm để đón Giáng sinh.
Anh
Ở Anh, việc trang trí Giáng sinh thường bắt đầu từ rất sớm. Nhiều gia đình trang hoàng nhà cửa với đủ mọi loại đèn lấp lánh. Thông thường, chủ nhà thường mời khách đến nhà để xem màn trình diễn nghệ thuật do địa phương tổ chức. Vì vậy, ai đến những khu này dự lễ đều không quên quyên thêm ít xu để góp vào phần lễ hội. Ở đây, Giáng sinh chỉ thực sự tưng bừng khi bước qua ngày 25 tháng 12.
Na Uy
Tại Na Uy, ông già Noel được gọi là “Julenisse”. Vào đêm Giáng sinh, các “Julenisse” sẽ tặng quà cho các trẻ em. Các trẻ em ở Na Uy rất trông đợi đến tháng Mười hai. Các em gọi tháng này là “Jul” và đó cũng là cách các bé gọi ngày Giáng sinh.
Iceland
Tại Iceland, các em đặt đôi giày của mình trên bậc cửa sổ và đợi ông già Noel đến cho quà. Lễ Giáng sinh ở Iceland bắt đầu vào ngày 24 tháng 12, tức đêm vọng Giáng sinh. Các gia đình sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ăn ngon và nhiều nhiều niềm vui khác cho đến nửa đêm.
Philippines
Ở Philippines, Giáng sinh truyền thống phải có lồng đèn. Họ gọi đó là “paról”, những chiếc đèn ngôi sao đặc biệt được làm bằng tre và giấy. Đây là một cách để họ hồi tưởng đến ngôi sao dẫn đường cho các mục đồng đến hang Belem. Bethlehem chủ yếu được làm từ tre và giấy.
Singapore
Ở Singapore, cứ khoảng 10 người thì có 2 người là Ki-tô hữu. Tuy nhiên, Giáng sinh ở đây đang được thương mại hóa với các món đồ trang trí và đèn. Từ các trung tâm mua sắm lớn như Orchard Road đều có thể nhìn thấy những món đồ trang trí Giáng sinh rực rỡ và huy hoàng.
Úc
Ở Úc, một tuần trước lễ Giáng sinh, các nhà thờ đều tổ chức những buổi thánh ca hoặc các buổi dã ngoại để giáo dân tham gia. Một điểm khác biệt là Giáng sinh ở nước Úc là rơi vào mùa hè chứ không phải mùa đông như những nước khác vì nó nằm ở nam bán cầu. Do đó không khó hiểu khi các gia đình ở đây lại thường chọn bãi biển là nơi tổ chức Giáng sinh.
Brazil
Tại Brazil, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một hang đá, một chiếc máng cỏ hay hình ảnh Chúa Hài Đồng ở trước các nhà thờ. Các “papai Noel” hoặc ông già Noel sẽ đi từ Greenland đến Brazil để tặng quà cho trẻ em Brazil. Nhiều thành phố trang trí cây thông Noel và bắn pháo hoa vào đêm giao thừa sau đó. Tại Brazil, khi nói “Bom Natal” hoặc “Boas Festes” là bạn đang nói Merry Christmas.
Nam Phi
Ở Nam Phi, người ta ăn mừng ngày Giáng sinh với các thành viên trong gia đình và thường không thể thiếu “braai” (tương tự như BBQ). Nhiều người cũng đổ xô đến những khu vực trung tâm như Cape Town để tham quan và mua sắm.
Mỹ
Ở Mỹ, Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 và 26 tháng 12. Vào ngày Giáng sinh, các thành viên trong gia đình đổi quà cho nhau và cùng bước vào bàn tiệc thịnh soạn. Ngày 26, tức ngày Boxing Day, các gia đình sẽ đến thăm bạn bè và tặng quà cho nhau. Chính vì thế mới có phong tục gửi và tặng thẻ quà vào ngày Giáng sinh. Một số người viết trên thẻ: Merry Xmas! Trong đó, “Xmas” là viết tắt của Noel, X sybolifies nghĩa là thập tự giá.
Theo Mẹ & Con