Ông bà ta có câu: “Nhân vô thập toàn”, do vậy ta gần như không thể không mắc sai phạm, lỗi lầm trong cuộc sống, công việc khi mỗi ngày trôi qua, dù là cố tình hay vô ý. Sai phạm của ta không những gây tổn hại cho người khác mà còn cho chính bản thân mình.

Tự sửa bản thân khi phạm lỗi, không bắt lỗi người, không nhớ lỗi người là cách tha thứ cho người và cho chính mình. Sức khỏe thể chất và tinh thần của ta cũng được lợi ích khi ta tha thứ. Các chuyên gia cũng đưa ra những bằng chứng khoa học về điều này.

Tha thứ là gì?

Tha thứ là một quyết định được nhận thức đầy đủ, không oán giận (resentment) và không trả thù (vengeance) chủ thể (entity) đã “gây hại” cho ta (theo một chừng mực nào đó, ở một phương diện nào đó) dù đối tượng phạm lỗi đó có thật sự xứng đáng được tha thứ hay không.

tha thuTha thứ là hành vi “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tốt cho 
sức khỏe thể chất, vừa là phương thuốc hiệu diệu cho tinh thần

Đây là định nghĩa về tha thứ của Trung tâm Greater Good Science, Đại học California (Berkeley). Tha thứ không đơn thuần là quên hay bỏ qua những hành động sai trái người khác gây ra cho ta. May thay, tha thứ là hành vi tâm lý có thể “vun trồng” được, “canh tác” được, và có thể thực hiện được bằng nhiều cách như: trưởng dưỡng sự đồng cảm, tư duy theo cách “trong cái rủi có cái may” (nhờ lỗi lầm của người khác mà ta nhận thức đầy đủ, đa chiều và toàn diện hơn) và có hành vi ứng xử đúng mực hơn.

Khoa học đã chứng minh rằng tha thứ là hành vi “nhất c lưỡng tiện”, vừa tốt cho sức khỏe thể chất, vừa là phương thuốc hiệu diệu cho tinh thần.

i đây là những lợi ích to ln có được nếu chúng ta thực tp được sự tha thứ:

1 – Tha thứ vô điều kiện giúp sống th hơn

Những người tha thứ có điều kiện (conditional forgiveness) – chỉ tha thứ khi nhận được lời xin lỗi hoặc hứa hẹn không tái phạm từ người phạm lỗi sẽ không sống thọ bằng người tha thứ một cách vô điều kiện. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng trên tờ The Journal of Behavioral Medicine (2011).

Các nhà nghiên cứu tại Trường Luther College giải thích: Lời (sự) xin lỗi sẽ làm cho tiến trình tha thứ diễn ra dài hơn. Tuy nhiên, nếu lời xin lỗi là điều kiện cần thiết (đối với chủ thể) thì lời xin lỗi đó sẽ có tác dụng giúp người phạm lỗi được tha thứ trong một tương lai gần.

Lý giải điều này, các chuyên gia chia sẻ thêm, sở dĩ như vậy là do bên phạm lỗi không phải lúc nào cũng sẵn sàng nói xin lỗi, và bên bị tổn hại không phải lúc nào cũng tha thứ ngay khi lời xin lỗi được nói ra. Do vậy, khi tha thứ vô điều kiện thì bên bị tổn hại không cần chờ đợi lời xin lỗi phía bên kia và cũng chẳng cần mất thời gian “dùng dằng” bên kia có đáng tha thứ hay không?

2 – Tha thứ giải phóng ta khỏi trạng thái tức giận

Tức giận triền miên gây hại cho cơ thể bằng những tác động tiêu cực lên huyết áp và nhịp tim, theo Bệnh viện Johns Hopkins. Còn khi đã thật sự tha thứ, stress theo đó cũng giảm xuống, cơn tức giận vì vậy mà tan biến luôn. Tiến sĩ Y khoa Karen Swartz, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Bất ổn Tâm lý, Bệnh viện Johns Hopkins khẳng định: “Khi tức giận, thể chất phải gánh chịu một áp lực vô cùng to lớn”.

Ngoài ra, theo báo cáo trên tờ The Journal Psychological Science (2001), nếu không tha thứ, ta sẽ rơi vào trạng thái tức giận, sôi sục hơn, buồn bã và dễ mất kiểm soát hơn. Nghiên cứu của trường Hope College cũng khẳng định: Tức giận đẩy ta vào tình trạng cay cú, tâm thần quá khích biểu hin qua: cơ mt căng lên, nhịp tim, huyết áp tăng, mồ hôi ra nhiu hơn. Tình trạng này không diễn ra nếu ta tha thứ và không tức giận.

3 – Tha thứ tốt cho sức khỏe nói chung

Một nghiên cứu đăng trên tờ The Journal of Behavioral Medicine (2005) cho thấy tha thứ là điều kiện cho một sức khỏe tốt như: điều trị y khoa vào cơ thể hiệu quả hơn, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, sức chịu đựng và sức bền với áp lực tốt hơn.

Các chuyên gia Đại học Tennessee tái khẳng định mối quan hệ của tha thứ với các lợi ích sức khỏe, giúp ta thoát khỏi các trạng thái tinh thần và cảm xúc tiêu cực như: tức giận, thất vọng, thù hằn. Đây chính là quan hệ nhân-quả của tha thứ và lợi ích sức khỏe.

4 – Tha th cho người chính là tha thứ cho mình và hoàn thiện chính mình

Theo nhà nghiên cứu Thomas Carpenter, Đại học Khoa học Nghệ thuật Baylor: Khi phạm lỗi và mong được người khác tha thứ, ta sẽ điều chỉnh bản thân để được tha thứ. Và đó cũng là cách tha thứ cho chính bản thân mình.

Điều chỉnh ứng xử với người mình phạm lỗi cũng giúp phát triển sự tự tha thứ ở bản thân người phạm lỗi. “Một rào cản ln lao mà người phạm lỗi không thể tự tha thứ cho mình chính là cảm giác mình xứng đáng với điều tồi tệ đó, với những điều tệ hại mình đã gây ra cho người khác”.

5 – Tha thứ là tử tế với trái tim của chính mình

Theo nghiên cứu trên tờ Personal Relationships (2011), tha thứ giúp giảm huyết áp cao, cho cả người phạm lỗi và người bị tổn hại.

Nghiên cứu này củng cố thêm kết quả báo cáo trên tờ The Journal of Behavioral Medicine (2003) rằng, tha thứ mang lại lợi ích trực tiếp như giảm được mâu thuẫn, xung đột và tránh bị stress thụ động. Các trạng thái này đều gây hại cho tim mạch.

6 – Tha thứ là bạn của hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ từ năm 2011 như sau: Người nhiễm HIV nếu thực tập tha thứ chân thật có tỉ lệ tế bào CD4 – nhân tố tích cực cho hệ miễn dịch.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý tích cực với các chỉ số miễn dịch có lợi cho người mắc HIV, cụ thể là sự tha thứ – nhân tố tâm lý có lợi cho sự miễn dịch của người mắc HIV, theo Tiến sĩ Y khoa Amy Owen, Trung tâm Y khoa Đại học Duke.

7 – Tha thứ giúp tránh stress kinh niên

Nghiên cứu gần đây trên tờ The Journal of Health Psychology do Đại học California (ở Davis và Los Angeles) khẳng định: Tha thứ tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, có tác dụng bảo vệ tinh thần khỏi tác động tiêu cực của stress. “Chúng tôi không tìm thấy tác hại của stress lên tinh thần của nhng người hay tha thứ. Trái lại, stress tàn phá tinh thần nhng người ít thực tập tha thứ một cách đáng kể”.

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Huffington Post)

Nguồn: Giác Ngộ online 

Bệnh viện Hạnh Phúc