Sau 5 năm thành lập tại Việt Nam, với sự đổi mới không ngừng trong chất lượng dịch vụ, Capstone Vietnam đang dần vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn giáo dục và phát triển nhân sự thông qua việc cung cấp những giải pháp về giáo dục và đào tạo. Tiến sỹ Mark. A. Ashwill là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Capstone Vietnam đã chia sẻ quãng đường hoạt động của Capstone Vietnam, quá trình phát triển của ngành nói chung, cũng như những xu hướng trong lĩnh vực du học. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra một số lời khuyên hữu ích dành cho các phụ huynh và học sinh.     

Tiến sỹ Mark. A. Ashwill là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Capstone Vietnam
Tiến sỹ Mark. A. Ashwill là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Capstone Vietnam

Ông có thể nhìn lại những nỗ lực trong 5 năm phát triển kinh doanh cũng như danh tiếng của công ty trong lĩnh vực tư vấn giáo dục?

Hoạt động ban đầu của chúng tôi tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho các tổ chức giáo dục từ Hoa Kỳ và những quốc gia muốn thu hút học sinh Việt Nam, bên cạnh các hoạt động trong nước khác như triển lãm giáo dục đại học và phổ thông, hội thảo thông tin, hoạt động tiếp cận tại trường phổ thông, các chuyến thăm quan học tập, hoạt động liên kết khách hàng và các đối tác giáo dục, tổ chức những chuyến đi khảo sát cho các đồng nghiệp cấp cao trong lĩnh vực giáo dục đại học, hoạt động marketing và quảng bá, v.v.. Sau đó, chúng tôi dần dần triển khai các hoạt động tư vấn du học ở mọi khía cạnh.

Trong khi tập trung ban đầu và chủ yếu của chúng tôi là mảng du học Mỹ, xuất phát từ sở thích, nhu cầu thị trường và chuyên môn của tôi, công ty cũng đã mở rộng hoạt động sang các mảng khác như du học Úc, Canada, và Anh Quốc. Một trong những hoạt động tham vọng nhất của chúng tôi, dịch vụ mang lại lợi ích cho cả học sinh và các đối tác tổ chức, chính là các Trung tâm Học thuật Quốc tế (International Academic Centers – IACs). IAC là một cơ sở được các tổ chức đối tác của chúng tôi chia sẻ, nhằm tạo ra một “ngôi nhà” để các tổ chức từ đó có thể quảng bá những chương trình và dịch vụ giáo dục tại Việt Nam, thậm chí là trong vùng.

Năm năm qua là năm năm của biết bao nỗ lực, hy sinh, những thăng trầm, những thành quả, và trên tất cả là cảm giác mãn nguyện và hài lòng đối với những gì chúng tôi đã cùng đạt được – khi sát cánh bên nhau. Năm năm là khoảng thời gian mà chúng tôi đã cố gắng hết mình để sống đúng với những giá trị doanh nghiệp: Chính trực, Học hỏi, Nhận thức toàn cầu, Đổi mới, và Thành quả.

IMG_1063

Vậy thưa ông, Capstone Vietnam đã mang đến cho người Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh, những giá trị nào?

Tôi tin rằng Capstone Vietnam đã tạo ra một cái gì đó rất tươi, rất mới, điều đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng và lấp đầy một khoảng trống trên thị trường. Sự mới mẻ này đến từ các dịch vụ cũng như cách tiếp cận và phương thức kinh doanh của chúng tôi. Ví dụ, theo tôi được biết, Capstone Vietnam là công ty duy nhất tại Việt Nam chỉ làm việc với các trường cao đẳng và đại học được kiểm định cấp vùng tại Hoa Kỳ, đây là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực kiểm định giáo dục bậc cao của Mỹ.

Cách tiếp cận trong hoạt động tư vấn du học của chúng tôi độc đáo ở chỗ, chúng tôi không chỉ hướng học sinh tới những trường đối tác của mình. Học sinh và phụ huynh chính là khách hàng và chúng tôi không muốn hạn chế sự lựa chọn của họ. Cuối cùng, chúng tôi luôn trung thành với những chuẩn mực đạo đức cao nhất trong các hoạt động kinh doanh và cách thức làm việc với khách hàng, dù là cá nhân (học sinh và phụ huynh) hay tổ chức.

Vậy ông có suy nghĩ gì về xu hướng du học hiện tại của học sinh Việt Nam?

Nhu cầu đi du học hiện nay vẫn cao. Đây là kết quả hội tụ của một số yếu tố, bao gồm mong muốn và sự kiếm tìm một nền giáo dục hiện đại có chất lượng cao, khả năng tiếp cận thông tin (ví dụ: từ mạng internet), và khả năng chi trả. Năm ngoái, có khoảng 125.000 người Việt trẻ học tập tại nước ngoài, tăng 15% so với năm 2012, theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (MoET).

Tính đến tháng 10  năm 2014, có 23.407 du học sinh người Việt tại Hoa Kỳ tính ở tất cả các bậc học. Con số này thể hiện mức tăng trưởng đáng kinh ngạc là 21% so với tháng 7 năm 2014, đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc (22%). Điều này có nghĩa Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới về du học sinh Mỹ.

Về số lượng du học sinh bậc phổ thông tại Hoa Kỳ, Việt Nam đứng thứ 6 – trong cùng vùng xếp hạng với Brazil (#5) và Mexico (#4) – với 2.289 học sinh. Tóm lại, số lượng học sinh Việt Nam đi du học bậc phổ thông và sau phổ thông sẽ vẫn tiếp tục tăng lên trong tương lai gần, theo ý kiến của tôi.

 IMG_1044

Ông có lời khuyên nào dành cho các bậc phụ huynh và học sinh – con cái của họ – những người đang có ý định đầu tư vào công cuộc du học?

Được biết thực tế hầu hết phụ huynh và học sinh tìm kiếm các dịch vụ tư vấn hỗ trợ thay vì tự mình nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tới các trường nước ngoài, lời khuyên của tôi dành cho họ đối với công việc rất quan trọng này là nên cân nhắc thật cẩn thận khi lựa chọn một công ty tư vấn du học phù hợp. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi và sử dụng mạng lưới quan hệ của bạn để tìm hiểu kỹ càng về bất cứ công ty nào bạn có ý định lựa chọn.

Một lời khuyên nữa của tôi là nên kết hợp dịch vụ tư vấn giáo dục với hoạt động hướng nghiệp. Câu hỏi dành cho các phụ huynh: con của bạn giỏi trong lĩnh vực nào, tài năng của em nằm ở đâu, bạn có để ý những tiềm năng đã khám phá hoặc chưa được khám phá của con mình?

Tôi cũng có một số lo lắng và lời khuyên cuối cùng. 37,5% số du học sinh người Việt tại Mỹ đang theo học ngành Kinh doanh/Quản trị, cho đến thời điểm hiện tại đứng đầu trong các quốc gia có số lượng sinh viên theo học ngành này (cách xa nước đứng thứ 2 là Indonesia với 29,5%). Tại sao lại có thực tế này? Tôi đoán bởi rất nhiều học sinh và/hoặc bố mẹ các em tin rằng để làm kinh doanh thành công thì nhất thiết phải theo học ngành kinh doanh. Trong thực tế, khi tuyển dụng nhân viên mới, hầu hết các nhà tuyển dụng thường đề cao khả năng sáng tạo, giao tiếp và giải quyết vấn đề của những người được đào tạo chuyên ngành khoa học, xã hội và nhân văn.

 Tuy tôi không phải là người nổi tiếng, nhưng bản thân tôi cũng là một ví dụ về trường hợp đã từng theo đuổi chuyên ngành khoa học, xã hội và nhân văn ở bậc đại học và sau đại học (MA/Ph.D.), bao gồm khoa học chính trị, lịch sử Đức, giao thoa văn hóa, văn học, triết học, kinh tế, giáo dục, và tôi đã trở thành một doanh nhân trong ngành giáo dục trong gần hết sự nghiệp của mình.

IMG_1027

Kế hoạch của Capstone Vietnam  trong năm 2015 và trong những năm sắp tới là gì? Ông có ước muốn gì cho các bạn trẻ Việt Nam khi tận dụng những kiến thức đã học được cho cơ hội nghề nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai?

 Kế hoạch của chúng tôi là tiếp tục nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu cho các dịch vụ hiện tại và các dịch vụ mới trong tương lai. Trong khi chúng tôi ý thức được và đã có kinh nghiệm với những khó khăn về nhân sự, một hiện trạng khá phổ biến đối với các công ty Việt Nam, chúng tôi khá hài lòng với đội ngũ làm việc hiện tại ở cả hai văn phòng của mình. Đây là niềm tin và mục tiêu cốt lõi sẽ giúp chúng tôi duy trì hoạt động trong những năm sắp tới trong một môi trường đầy cạnh tranh.

Mong muốn chân thành của tôi đối với các bạn trẻ Việt Nam là hãy học những gì họ muốn và những gì họ giỏi, trong khi vẫn giữ con mắt thực tế đối với thị trường việc làm luôn luôn thay đổi nhanh chóng, và hãy “sống với giấc mơ khi tỉnh giấc”, hãy làm những việc bạn yêu thích và hãy làm tốt công việc đó.

Tiến sỹ Mark. A. AshwillTiếnsỹ Mark. A. Ashwill là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của công ty Capstone Vietnam. Từ năm 2005 tới năm 2009, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc quốc gia của Viện Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam. Trước khi tới sinh sống và làm việc tại Việt Nam, Tiến sỹ Ashwill từng là giám Giám đốc của Viện Ngôn ngữ Toàn cầu, giảng viên trợ giảng và nhà tư vấn cố vấn của chương trình Fulbright tại trường Đại học Bang New York ở Buffalo (SUNY/Buffalo). 

Trong những năm giữa thập niên 90, ông là nhà nghiên cứu chủ đạo của dự án Nghiên cứu về Toán và Khoa học thứ ba (TIMSS) dự án Nghiên cứu điển hình tại Đức, Nhật, và Hoa Kỳ; ông đồng thời là một chuyên gian ghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Con người thuộc trường Đại học Michigan (CHGD) và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Frankfurt và Đại học Northwestern. Năm 2003, Tiến sỹ Ashwill trở thành người Mỹ đầu tiên được trao tặng giải thưởng Chuyên gia Cao cấp Fulbright để tới nghiên cứu tại Việt Nam. 

Một báo cáo tư vấn Hobsons năm 2011 đã đề cập tới Tiến sỹ Ashwill và của nguyên Đại sứ Hoa kỳ, Michael Michalak, là “có công quảng bá nước Mỹ như một điểm đến cho học sinh Việt Nam, và tăng cường mối quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với các trường đại học Hoa Kỳ”. 

Tháng 6 năm 2012, Jeff Browne đã từng viết trong blog Vietnomics của mình rằng “Một phần công rất lớn cho nỗ lực tăng cường mối liên kết trong lĩnh vực giáo dục bậc cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thuộc về nhà giáo dục hoạt động tại Hà Nội, Mark Ashwill, giám đốc công ty Capstone Vietnam và nhà tư vấn chủ chốt của tổ chức phi lợi nhuận do học sinh/sinh viên điều hành Vietabroader. Cả hai đơn vị này đã góp phần giúp học sinh Việt Nam định hướng được văn hoá của nền giáo dục Hoa Kỳ”. 

 

 

 Hạnh Chi

(TT và hình ảnh được cung cấp bởi Capstone Vietnam) 

Bệnh viện Hạnh Phúc