Lấy cảm hứng từ các bức hoạ nổi tiếng mang đề tài “Người phụ nữ trong thế kỷ 20” của các hoạ sĩ đại thụ trong nền Mỹ thuật Việt Nam như Lê Phổ với tác phẩm “Hoài cố hương”, Mai Trung Thứ với “Hai thiếu nữ” và Trần Văn Cẩn với tranh “Gội đầu”, Thuỷ Nguyễn đã có cảm hứng tạo ra bộ sưu tập “Lúng liếng”.

Bộ sưu tập được trình diễn trong đêm thứ 2 của Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Gem Center, TPHCM tối 15/10.

Buổi diễn mở màn với Helly Tống trên nền nhạc new age pha lẫn các dụng cụ âm nhạc dân tộc như đàn bầu, đàn tranh, Thủy Nguyễn với thương hiệu Thủy Design House gợi mở một không gian thuần Việt, khiến người xem như đối diện với mảnh vườn, khoảnh sân hay bờ ao nhà mình.

Gấm là một trong những đặc trưng của nhà thiết kế xuất thân từ họa sĩ này. Ngay từ khi dấn thân vào làng mốt Việt, chưa bao giờ Thủy Nguyễn thôi yêu, thôi mơ mộng và thôi “bay” cùng gấm. Được mệnh danh là nhà thiết kế yêu gấm nhất Việt Nam, Thủy Nguyễn đã không khiến công chúng, những khán giả trực tiếp có mặt tại buổi trình diễn thất vọng.

Lấy cảm hứng từ các bức hoạ nổi tiếng mang đề tài “Người phụ nữ trong Thế kỷ 20” của các Hoạ sĩ đại thụ trong nền Mỹ thuật Việt Nam như Lê Phổ với tác phẩm “Hoài cố hương”, Mai Trung Thứ với “Hai thiếu nữ” và Trần Văn Cẩn với tranh “Gội đầu”, Thuỷ Nguyễn đã có cảm hứng tạo ra bộ sưu tập “Lúng liếng”.

Đúng như tên gọi, toàn bộ các thiết kế trình làng trong đêm diễn đều mang vẻ ngọt ngào, nữ tính, pha chút đỏng đảnh, hờn dỗi, “lung la lúng liếng” đúng kiểu cô gái Việt. Trong bộ sưu tập, Thủy Nguyễn sử dụng kỹ thuật in kỹ thuật số, mô phỏng lại các bức bích họa nổi tiếng về người phụ nữ Việt Nam. Bộ sưu tập mở màn với các thiết kế áo dài rồi đến trang phục ứng dụng thường ngày tạo nên một trình tự, giúp người xem cảm nhận được sự thay đổi của người phụ nữ Việt Nam qua các bối cảnh xã hội và qua đôi mắt của nghệ thuật.

Phụ kiện cũng là điểm nhấn không thể bỏ qua trong buổi trình diễn “Lúng liếng”. Các người mẫu xuất hiện với chiếc mấn đội đầu, chiếc quạt nan phe phẩy trên tay mang đến những khoảnh khắc thư thái, hoài cổ cho màn trình diễn. Các mẫu giày trình diễn cũng được thiết kế, vẽ tay và kết cườm thủ công để đồng điệu với trang phục. Điều này cũng đánh dấu sự nghiêm túc đầu tư, sự chỉn chu của nhà thiết kế. Buổi trình diễn kết thúc trong tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả đã phần nào minh chứng cho sự thành công, sức lan tỏa của tinh thần Việt, cốt cách Việt trong bộ sưu tập.

Theo Châu Na
ảnh: Multimedia/ mask online
Bệnh viện Hạnh Phúc