Các chuyên gia chia sẻ rằng, để cơ thể khỏe mạnh thì điều quan trọng nhất vẫn là có lối sống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh mỗi ngày nhất là trong vấn đề ăn uống.

Theo đó, dưới đây là 7 bí quyết được đúc kết giúp có một cuộc sống khỏe mạnh và bền vững từ việc ăn uống hàng ngày.

Cụ thể là:

1 – Ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe

Chúng ta có xu hướng mua về nhà những thức ăn tiện cho việc mua về, chế biến và nấu nướng nhưng quan trọng hơn là phải hấp thụ các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hãy để trong nhà lúc nào cũng có rau cải tươi và trái cây tươi.

Hãy ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì và các sản phẩm từ bột mì. Đừng quên gạo lứt. Không nên hấp thụ nhiều soda, bánh ngọt, ngũ cốc tẩm đường hoặc gia vị.

anh an uong.jpg
Thức ăn, cách ăn, tư thế ngồi ăn… có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn – Ảnh minh họa

2 – Hãy ngồi ăn đàng hoàng

Đối với các bữa ăn trong ngày, hãy ngồi xuống và ăn chậm rãi hơn, thưởng thức các thực phẩm bạn đang ăn và nhờ đó bạn sẽ ăn ít hơn. Và còn tuyệt vời hơn nếu bạn có sự tương tác với người thân, bạn bè khi ăn.

3 – Hãy uống nước lọc thay vì các loại thức uống giàu calori

Hãy hạn chế uống soda và các thức uống có thêm đường hoặc nước trái cây có đường. Tốt nhất là nên uống nước lọc để giúp cơ thể hy-drat hóa. Hãy uống một ly nước lọc trước mỗi bữa ăn hoặc trước khi ăn vặt. Điều này giúp bạn ăn ít hơn và ngăn ngừa tăng cân.

4 – Khi muốn ăn vặt, hãy ăn trái cây

Thay vì ăn bánh ngọt, ăn khoai tây chiên khi muốn ăn vặt, hãy ăn trái cây tươi. Ngoài ra, còn có thể kết hợp trái cây vào bữa điểm tâm và cũng có thể ăn trái cây sau bữa ăn tối.

5 – Ăn đa dạng các loại rau cải mỗi ngày

Rau cải giàu dưỡng chất mà lại chứa ít calori. Rau cải nhiều màu sắc chứa các dưỡng chất khác nhau. Một số loại rau cải giàu dưỡng chất là cải bó xôi, cải xoăn, cà chua, cà-rốt, ớt chuông, nấm, dưa leo,… Có thể trộn thành các món salad nhưng không nên cho quá nhiều phụ gia như gia vị, bơ hoặc nước xốt vào món salad. Cũng có thể dùng rau củ để nấu món súp.

Rau cải chứa nhiều các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, potassium và chất xơ tốt và cần thiết cho cơ thể.

6 – Nhai kỹ

Khi nhai hãy lưu ý đến món mà bạn đang ăn, nhai kỹ, ăn chậm. Thường mất khoảng 15 phút để cơ thể thông báo đã no. Và ta thường bị rơi vào tình trạng “con mắt to hơn cái bụng” và khi ăn nhanh, ta sẽ ăn nhiều nhưng rồi sau đó lại thấy mệt vì nặng bụng.

7 – Hiểu cơ thể mình

Điều quan trọng nhất là phải hiểu loại thức ăn nào hợp và không hợp với mình. Hãy lưu ý đến khả năng dung nạp của cơ thể đối với các loại thực phẩm để tránh tình trạng cơ thể phải “đáp trả” lại các thực phẩm và thói quen ăn uống không phù hợp.

Theo Trần Trọng Hiếu (Theo Huffington Post)/ Giác Ngộ online 
Bệnh viện Hạnh Phúc