[Phụ Nữ Hiện Đại] – Cuốn sách “Giới thiệu các tổ chức và diễn đàn trên thế giới” do hai tác giả Nguyễn Hoàng An và Đỗ Ngọc Sơn biên soạn là một công trình công phu, cung cấp thông tin cơ bản và chi tiết về các tổ chức quốc tế, mạng lưới, diễn đàn, trung tâm nghiên cứu trên thế giới.
Tác phẩm bao quát nhiều khía cạnh, từ lịch sử hình thành, mục tiêu, sứ mệnh, cơ cấu tổ chức, thành viên cho đến các chương trình nghiên cứu, hoạt động hiện tại và địa chỉ website để độc giả có thể tìm kiếm thêm thông tin trực tuyến.
Cuốn sách không chỉ mang đến cái nhìn sâu sắc về các tổ chức lớn như Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mà còn giúp độc giả tiếp cận thông tin về các diễn đàn mới nổi, các trung tâm nghiên cứu khu vực và các mạng lưới hợp tác đa phương.
Cuốn sách bao gồm nhiều nội dung phong phú, được tổ chức khoa học và dễ tra cứu:
– Danh sách hơn 1.000 tổ chức và diễn đàn quốc tế: Mỗi tổ chức được mô tả chi tiết về mục đích, nhiệm vụ, thành viên và các hoạt động tiêu biểu.
– Bảng danh mục từ viết tắt của các tổ chức và diễn đàn quốc tế: Độc giả có thể dễ dàng tra cứu các từ viết tắt phổ biến của các tổ chức quốc tế theo thứ tự bảng chữ cái.
– Phụ lục các văn kiện quốc tế quan trọng: Cuốn sách đi kèm với nội dung của các văn kiện quan trọng như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương ASEAN và Công ước Viên về Luật Điều ước Quốc tế.
– Hướng dẫn tra cứu trực quan, tiện lợi: Cuốn sách được thiết kế nhằm tối ưu hóa trải nghiệm tra cứu của độc giả. Người đọc có thể tìm kiếm thông tin về một tổ chức cụ thể theo tên đầy đủ, tên viết tắt hoặc chủ đề liên quan.
Cuốn sách này dành cho:
– Cán bộ ngoại giao, nhân viên các tổ chức quốc tế: Giúp họ dễ dàng tìm hiểu và tra cứu thông tin về các tổ chức và diễn đàn quốc tế liên quan đến công việc.
– Sinh viên ngành quan hệ quốc tế, luật quốc tế, chính trị và ngoại giao: Hỗ trợ học tập và nghiên cứu, đặc biệt khi tìm hiểu các mô hình tổ chức quốc tế.
– Các chuyên gia và nhà nghiên cứu: Là nguồn tài liệu tham khảo chuyên sâu về hoạt động của các tổ chức và diễn đàn quốc tế.
– Người dân và độc giả quan tâm đến hội nhập quốc tế: Cuốn sách cung cấp cho người đọc kiến thức cần thiết để hiểu về các tổ chức quốc tế và vai trò của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc hiểu biết và nắm bắt thông tin về các tổ chức quốc tế là điều vô cùng quan trọng. Tác phẩm giúp nâng cao nhận thức của độc giả về vai trò, trách nhiệm và các mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Trích đoạn sách:
Advisory Committee on Trade Policy and Negotiations (ACTPN)
Ủy ban Cố vấn Chính sách Thương mại và Đàm phán (ACTPN)ACTPN là nhóm tư vấn cao cấp, trong hệ thống tư vấn của khu vực tư nhân Hoa Kỳ, do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập năm 1974, theo Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act of 1974), để đảm bảo chính sách và mục tiêu đàm phán thương mại, phản ánh đúng các lợi ích thương mại và kinh tế của Hoa Kỳ. Ủy ban là tổ chức cao nhất trong số các tổ chức tư vấn cho Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ về chính sách và đàm phán thương mại. Tất cả 45 thành viên ACTPN do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ hai năm, có trách nhiệm xem xét các vấn đề chính sách thương mại trong bối cảnh lợi ích chung của quốc gia.
Trong ACTPN còn có đại diện các hiệp hội, công đoàn, chính quyền bang và địa phương cũng như các tổ chức khác.
Africa-America Institute (AAI)
Viện Phi – Mỹ (AAI)
Tổ chức giáo dục quốc tế của Hoa Kỳ, do Tiến sĩ Horace Mann Bond, Chủ tịch người gốc Phi đầu tiên của Đại học Lincoln và Giáo sư William Leo Hansberry, Đại học Howard, thành lập vào năm 1953, nhằm thúc đẩy sự phát triển của lục địa Châu Phi thông qua giáo dục đại học và đào tạo kỹ năng, tổ chức các hoạt động và tăng cường gắn kết nhiều hơn giữa Châu Phi và Hoa Kỳ.
Sau khi các quốc gia Châu Phi giành được độc lập, AAI cung cấp các chương trình học bổng giáo dục đại học tại Hoa Kỳ cho các nước này, nhằm hỗ trợ các học giả Châu Phi có được nền giáo dục đại học và các kỹ năng để có thể áp dụng ở Châu Phi thời hậu thuộc địa. Chương trình được mở rộng trong những năm 1990 cho người gốc Phi ở Hoa Kỳ và người dân Châu Phi.
Các chương trình của AAI vào đầu những năm 2000 tập trung vào thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ và Châu Phi tham gia vào các vấn đề ảnh hưởng đến lục địa Châu Phi. AAI có năm chương trình đào tạo, trong đó đáng chú ý có: (i) Transformational Leadership Program (TLP) – một chương trình đào tạo về lãnh đạo và quản lý dành cho các nhà lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự Châu Phi và các doanh nghiệp siêu nhỏ (SME); và (ii) AAI Future Leaders Legacy Fund – là Quỹ kế thừa AAI dành cho các nhà lãnh đạo tương lai nhằm cung cấp học bổng cho sinh viên Châu Phi lấy bằng cử nhân và chứng chỉ đào tạo nghề và kỹ thuật, tại các cơ sở giáo dục có thành tích cao ở Châu Phi. Trụ sở của AAI được đặt tại New York, Hoa Kỳ.
Website: https://www.aaionline.org/
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!