Trẻ tự kỷ – Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu quan sát gần 800 bà mẹ ở Phần Lan có con bị chứng tự kỷ và phát hiện ra rằng người nữ có mức DDE cao – một loại phụ phẩm của thuốc diệt côn trùng DDT so với các bà mẹ không có mức ASD trong cơ thể.
Các phát hiện này đã góp phần soi đường cho nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng tự kỷ ở trẻ – một bất ổn về phát triển thần kinh ảnh hưởng đến giao tiếp, hành vi và khả năng tương tác với người xung quanh.
Cụ thể, nguy cơ mắc tự kỷ của trẻ cao hơn 32% ở các bà mẹ có mức DDE cao hơn so với nhóm có sự tiếp xúc ít hơn với mức phụ phẩm này. Kết quả này vẫn đúng khi các chuyên gia xét đến các yếu tố khác có liên quan như: tình trạng kinh tế xã hội của các bà mẹ, lịch sử gia đình về các bất ổn của trẻ.
Các chuyên gia cũng thực hiện xét nghiệm máu đối với PCB – dòng chất ô nhiễm khác và phát hiện rằng các chất này không có liên quan đến bệnh tự kỷ.
PBB và DDT đã bị cấm sử dụng cách đây hơn 30 năm ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Phần Lan. Vì các hóa chất này phân hủy rất chậm, tồn tại trong môi trường và chuỗi thức ăn. DDT được phun để diệt muỗi, diệt sâu bọ và côn trùng ăn trái cây và rau cải. Sau đó, các chất này đi vào trong đất và nước ngầm.
Khi cơ thể chúng ta chuyển hóa DDT, hóa chất này phân hủy thành DDE. Khi người nữ mang thai, thai nhi cũng sẽ tiếp xúc hóa chất này ở mức tương đương với mức tiếp xúc của người mẹ. Các chất này đi vào trong não thai nhi và làm thay đổi sự phát triển của não bộ.
Các nhà nghiên cứu khuyên thai phụ hay người nữ có dự định mang thai nên ăn các loại trái cây và rau củ được trồng hữu cơ cũng như rửa thật sạch để đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu không còn bám lại trên thực phẩm để hạn chế tối đa nguy cơ sinh con tự kỷ.
Đức Hòa
(theo Live Science)
Theo Giác Ngộ/Giacngo.vn