Núi Kailash được coi là “vũ trụ tâm linh” của cả bốn nền tôn giáo gồm Phật giáo, Hindu, Jains và Bon. Theo tín ngưỡng cổ đại, ngọn núi Tây Tạng thần bí này tượng trưng cho trục trái đất hay chiếc thang dẫn lên trời.
Du khách đi kinh hành qua đỉnh đèo tử thần Dolma-la cao hơn 5600m
Để đến được núi Kailash du khách phải đi qua Shigate, Sakya, Saga, Darchen, là những thành phố đều có lịch sử của người Tạng. Hai bên đường đẹp như bức tranh ngút tầm mắt, những đỉnh núi cao và thảo nguyên với những rừng hoa tím, những con Jak (trâu rừng) hay đàn cừu hiền lành nhẩn nha ăn cỏ. Không gian rực rỡ một thứ sắc màu thuần túy, thanh tịnh và trong suốt và luôn biến đổi đa sắc màu, sinh động và hấp dẫn.
Mưa tuyết làm cho không gian có vẻ đẹp huyền bí
Núi Kailash hay còn được gọi là núi Tu Di, cao 6.714m, cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000km về hướng Tây. Truyền rằng đức Phật và 500 vị A-la-hán đã bay từ Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) đến núi Kailash. Sau đó, Đức Phật ngồi trên tảng đá ở phía trước ngọn núi Kailash và giảng dạy giáo lý cho các vị thần Naga đang cư ngụ tại hồ nước thiêng Manasarovar và hồ quỷ Lanka. Núi Kailash cũng là thành Thiên Đế của người Xômachi, những người tu tập giác ngộ tự biến mình thành đá. Vùng linh địa này được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm.
Bầu trời trong xanh nơi vùng núi Kailash
Một đoàn du khách đi ngựa qua vùng núi
Khách sạn nhỏ dành cho du khách kora (kinh hành quanh núi) núi Kailash
Vòng quanh núi kailash dài 52 km, các du khách đi bộ hoặc đi ngựa. Điểm dừng chân đầu tiên là Dirapuk, là nơi gần núi Kailash nhất. Núi Kailash chưa được con người khai phá, phủ trên núi là lớp tuyết trắng, hình dáng khác thường. Các nhà khoa học Nga cho rằng đỉnh núi thực chất là một kim tự tháp nhân tạo thời cổ đại, được bố cục chính xác theo bốn hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc), trung tâm của một tổ hợp gồm hàng trăm kim tự tháp nhỏ hơn. Không chỉ vậy, tổ hợp công trình này có thể là trung tâm của một hệ thống toàn cầu kết nối nhiều di chỉ hoặc di tích khác, nơi nhiều hiện tượng siêu thường, kỳ lạ đã xuất hiện. Hình dạng của núi giống một nhà thờ lớn, các sườn núi vuông góc đến kinh ngạc, dựng thẳng đứng trong khoảng hàng chục mét. Du khách đi kinh hành qua đỉnh đèo tử thần Dolma-la cao hơn 5600m. Từ trường hay năng lượng của Kailash rất mạnh, mạnh đến mức có người phát điên hay mất trí nhớ, thậm chí phải bỏ xác vĩnh viễn lại đây. Đi qua hồ Đại bi, là xuống dưới bình nguyên A Di Đà, bên phải là núi “Rìu nghiệp lực”. Trên đường đi có một khách sạn nhỏ, du khách có thể nghỉ đêm qua đây. Thời tiết ở Kailash thay đổi từng ngày, có thể hôm nay nắng đẹp, ngày mai đã có mưa tuyết trắng đường,
Điểm cuối của vòng Kora là nơi người Tạng cung cấp hòn đá được khắc chữ Tạng để trên núi tạ ơn đức Phật và các đấng linh thiêng đã giúp các du khách thực hiện thành công chuyến Kora mà ai tham gia cũng đã hằng mơ ước từ lâu. Một niềm tin sẽ được an lạc giữa cuộc sống…
Những con Jak (trâu rừng) thồ hàng cho du khách qua núi
Đá thiêng trên bình nguyên A Di Đà
Một trạm dừng chân của người Tạng dành cho du khách
Những người Tạng kinh hành trên bình nguyên A Di Đà
Nguồn: tapchithoitrangtre.com.vn
http://tapchithoitrangtre.com.vn/tan-huong/xach-vali-va-di/nui-thieng-kailash-tay-tang.html